Ngô là trái cây, rau hay ngũ cốc?
Ngô (bắp) là trái cây, rau hay ngũ cốc? Câu hỏi tưởng như rất ngô nghê của trẻ con nhưng chắc chắn nhiều người lớn sẽ không biết trả lời.
Dư âm cuộc tranh luận về việc cà chua là một loại quả hay không vẫn còn vương vấn đâu đây, dù ta đã có câu trả lời cuối cùng là "Có" (tuy vậy, bạn vẫn không nên cho nó vào salad hoa quả). Vậy nên, hãy dùng một câu hỏi hóc búa mới để quên đi cái cũ: Ngô là rau, quả hay hạt ngũ cốc?
Dưới lý giải khoa học, câu trả lời "Ngô là trái cây, rau hay ngũ cốc?" phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu một chút kiến thức cơ bản về sinh học của bắp/ngô.
Một bắp ngô có nhiều quả (hạt) ngô xếp thành hàng. (Ảnh:Charles/Bapt).
Ngô là tên một loại cây lương thực có nguồn gốc từ châu Mỹ. Hiện nay ngô được canh tác ở khắp thế giới. Một cây ngô có thân nhiều đốt giống như cây tre, mía. Từ các đốt này mọc ra các lá ngô.
Bên trong phần lá là tai ngô. Chúng là các cụm hoa cái được bọc kín trong rất nhiều lớp bẹ lá khác. Trên mỗi bông hoa là một nhụy vươn dài ra bên ngoài bẹ lá. Đây chính là râu ngô. Hạt (hay quả) ngô sẽ hình thành khi các nhụy này hứng được phấn hoa từ hoa đực trên đỉnh cây ngô.
Trên một bắp ngô có thể có tới 400-600 noãn hoa cái, nhưng chỉ những sợi râu (nhụy) hứng được phấn mới hình thành hạt. Các hạt này bám chặt chung một lõi, xếp thành hàng để tạo nên một bắp ngô.
Việc xác định một loại thực phẩm là trái cây, ngũ cốc hay rau phụ thuộc vào việc chúng ta ăn phần nào của chúng:
- Nếu chúng ta ăn phần có nguồn gốc từ cơ quan sinh sản cái thì gọi nó là một loại trái cây.
- Nếu ăn các phần khác của cây thì gọi là một loại rau.
"Các hạt ngô có nguồn gốc từ hoa cái của cây nên về mặt sinh học chúng là một loại trái cây", Marvin Pritts, giáo sư nông nghiệp Đại học Cornell (Mỹ) giải thích.
Mỗi một quả ngô gồm có lớp màng lụa hợp nhất với vỏ hạt; phần thịt (hay nội nhũ, có 80% là tinh bột); nhân ngô (mầm, phôi) chứa vitamin và enzym; phần chân ngô chỉ chứa chất xơ, có tác dụng dẫn chất dinh dưỡng từ lõi nuôi các hạt.
Cấu tạo giống như các loại hạt (hạt thóc, hạt lạc, hạt đậu) nên không ai gọi "quả ngô" mà thường gọi là "hạt ngô". Điều đó có nghĩa quả ngô xét về sinh học cũng được xác định là một loại ngũ cốc như yến mạch.
Vậy ngô có phải là một loại rau không? Về khoa học thì không phải. Nhưng xét về cách chế biến thì lại đúng.
Trái cây là thứ có thể ăn trực tiếp nhưng không ai cầm bắp ngô còn sống để cắn như ăn táo, lê, đào. Rau thì thường phải chế biến bằng cách nấu chín, ngô cũng vậy.
Một vài người sẽ phản bác rằng "rau" thường chỉ lá, ngọn, thân cây. Nhưng theo các nhà khoa học thì "rau" là một khái niệm mơ hồ. Cà rốt, khoai tây không phải là nhưng là một loại "rau củ". Quả ớt chuông cũng là một loại rau quả. Bí đao là quả nhưng cách ăn như rau.
Kết luận: Ngô là "con lai" của quả và hạt ngũ cốc, được chế biến như rau, thậm chí còn có thể được phết bơ và nướng như thịt.
- Kinh nghiệm trồng ngô ngọt
- Vì sao có bắp ngô kết trên ngọn?
- Hơn 2000 năm trước, một người Hy Lạp đã biết Trái đất hình cầu và tính được cả chu vi
- Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng chính người Trung Quốc cũng ít biết
- Tiết lộ về "con trăn" hơn 600 tuổi hiện ẩn mình dưới Tử Cấm Thành được canh phòng cẩn mật

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

14 sự thật ít biết về múi giờ
Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?
Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch
Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Tại sao bạn lại có cảm giác xấu hổ?
Xấu hổ, ngượng ngùng là một cảm giác khó chịu, là điều mà nhiều người khuyên bạn nên tránh. Nó xuất hiện trên tất cả mọi người, mọi nền văn hóa.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.
