Ngôi mộ 2.600 năm chứa bàn tay bạc kỳ lạ
Các nhà nghiên cứu Italy tìm thấy ngôi mộ chứa bàn tay bạc tinh xảo, có thể thuộc về một hình nộm phụ nữ thuộc nền văn minh Etrusca bí ẩn.
Năm 2012, một nhóm nhà khảo cổ học khai quật một di chỉ ở Italy với hy vọng có thể tái phát hiện một ngôi mộ Etrusca, còn gọi là ngôi mộ Mặt trời và Mặt trăng. Dù không thành công, nỗ lực của họ dẫn tới phát hiện ngôi mộ Bàn tay bạc, theo IFL Science.
Bàn tay bạc hé lộ tập tục mai táng của người Etrusca. (Ảnh: Pinterest).
Tại Vulci, cách Rome khoảng 120km về phía đông bắc, một cuộc thám hiểm phát hiện nhiều ngôi mộ ở nghĩa trang Necropoli dell’Osteria, có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7 trước Công nguyên, thuộc về nền văn minh Etrusca sống trong khu vực vào thời kỳ đó. Nghĩa trang chứa nhiều ngôi mộ trang trí đẹp mắt, trong đó có ngôi mộ Mặt trời và Mặt trăng. Dù rất nổi tiếng, vị trí chính xác của di chỉ trở nên không rõ ràng vào giữa thế kỷ 18.
Nhóm chuyên gia đứng đầu là Carlo Casi, nhà khảo cổ ở Vulci, phát hiện di chỉ mới chứa hơn 20 ngôi mộ và quần thể mai táng lớn. Ngôi mộ Bàn tay bạc được đặt theo tên hai bàn tay bằng bạc tìm thấy ở hầm mộ trung tâm. Bàn tay được bảo quản nguyên vẹn, đặc biệt bàn tay trái hầu như không hư hỏng gì, bằng chứng cho trình độ chế tác của thợ thủ công tạo ra chúng. Đôi bàn tay được tạo hình tỉ mỉ, với lòng bàn tay mở ra và dấu vết của vàng trên ngón tay và móng tay mạ vàng. Dựa theo vị trí của ngôi mộ trong quần thể và lượng đồ mai táng đi kèm, nhóm nghiên cứu kết luận ngôi mộ thuộc về một gia đình Etrusca giàu có.
Nền văn minh Etrusca sống ở Italy, đạt tới thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ 6 trước Công nguyên. Đó là nền văn minh tiên tiến với trình độ chế tác cao, nổi tiếng với đồ đồng tinh xảo. Dù nguồn gốc của họ vẫn gây tranh cãi giữa các học giả, họ bị hòa nhập vào nền văn minh La Mã thống trị bán đảo Italy. Ngôi mộ ở Vulci hiện nay là một trong những nguồn lưu giữ nhiều đồ tạo tác nhất về nền văn minh đã biến mất này.
Tuy bàn tay bạc trông có vẻ khác thường, chúng đại diện cho nghi thức mai táng có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Bàn tay bạc có thể thuộc về sphyrelaton, hình nộm tang lễ bằng gỗ giúp bảo vệ linh hồn người chết sau khi hỏa táng hoặc chôn cất. Sphyrelaton có thể mang nhiều hình dạng. Đôi khi chúng có hình chiến binh hoặc phỏng theo hình dáng người chết. Trong trường hợp này, hình nộm mô phỏng hình dáng phụ nữ, có thể đại diện cho người chôn trong mộ. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện sợi vải màu tím được dùng để thắt những chiếc cúc bằng vàng vào trang phục mà hình nộm mặc. Họ cũng phát hiện khối cầu bằng vàng, hổ phách và hạt xương có thể thuộc vài chiếc vòng cổ.
Tuy các nhà nghiên cứu không biết người chết là ai, phát hiện ngôi mộ Bàn tay bạc cung cấp hiểu biết về đời sống và cái chết của thành viên thuộc nền văn minh Etrusca đã biến mất từ lâu trong lịch sử.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
