Bốn đài thiên văn chụp được 18 vật thể đỏ bí ẩn
Mang màu đỏ sẫm và lang thang xung quanh hành tinh xanh nhất của Hệ Mặt trời, các vật thể bí ẩn hứa hẹn giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ 4,6 tỉ năm trước, lúc Trái đất đang được "hoài thai".
Theo Live Science, 18 vật thể bí ẩn là những tiểu hành tinh màu đỏ hiếm, quay quanh Sao Hải Vương và được chụp lại bởi 4 hệ thống quan sát thiên văn quốc tế là Palomar 200 inch, Gemini North, Gemini South và Keck (đặt tại Mỹ và Chile).
Dữ liệu từ 2 năm quan sát giúp nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà thiên văn Bryce Bolin từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, nhận thấy chúng đỏ hơn hầu hết các tiểu hành tinh khác quanh sao Hải Vương cũng như bất kỳ tiểu hành tinh nào khác từng được biết.
12 trong số 18 tiểu hành tinh đỏ được quan sát xung quanh sao Hải Vương - (Ảnh: NASA)
Có bốn cái cực kỳ đỏ. Màu đỏ càng đậm càng cho thấy chúng giàu các hợp chất dễ bay hơi như amoniac và methanol.
Các hợp chất này dễ bị tiêu biến hết khi ở gần Mặt trời, đó cũng là lý do chúng ta không thể tìm thấy các tiểu hành tinh đỏ như vậy ở quanh mình, bởi Mặt trời đủ sức tẩy sạch bất cứ chất dễ bay hơi nào quanh các khối đá không gian.
Nghiên cứu công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters cho rằng vẫn còn nhiều vật thể đỏ bí ẩn như thế ở ngoài kia, xa hơn, ví dụ bên ngoài quỹ đạo của Sao Diêm Vương.
Nhưng màu sắc không phải thứ quan trọng nhất ở chúng, mà là cách và nơi chúng hình thành. Nhóm nghiên cứu cho biết những cái đỏ nhất có thể đã ra đời ở nơi xa Mặt trời hơn ngày nay nhiều, trước khi di chuyển vào trong và bị cuốn vào quỹ đạo của Sao Hải Vương. Chúng có thể ra đời ngay thời điểm khởi đầu của Hệ Mặt trời.
Vì vậy, việc nghiên cứu các vật thể đỏ thẫm bí hiểm này sẽ mở ra cơ hội tìm hiểu xem những vật thể đầu tiên của hệ sao chúng ta hình thành như thế nào.
Vì hoàn toàn nguyên sơ, các tiểu hành tinh đỏ này cũng là cơ hội vàng để tìm kiếm thành phần ban đầu cấu thành nên hành tinh - mọi yếu tố, bao gồm các vật liệu tiền thân của sự sống.
Các nhà khoa học ước tính chúng là những "viên nang thời gian" này giúp chúng ta nhìn vào thế giới khoảng 4,6 tỉ năm trước. Trái đất được cho là khoảng hơn 4,55 tỉ tuổi, tức chúng sẽ đưa chúng ta vào khoảnh khắc địa cầu và có thể là vài hành tinh khác nữa đang được "hoài thai" từ chiếc đĩa khí bụi vây quanh Mặt trời non trẻ.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao
Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước
Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối
Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.
