Ngôi sao "ăn thịt" hành tinh cách Trái Đất 450 năm ánh sáng

Ngôi sao trẻ RW Aur A có thể đang hút các mảnh vỡ từ vụ va chạm giữa hai thiên thể di chuyển xung quanh nó.

Các nhà khoa học có thể lần đầu tiên quan sát được một ngôi sao trẻ "ăn thịt" hành tinh khác nhờ dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, NDTV hôm 19/7 đưa tin. Ngôi sao có tên RW Aur A, được phát hiện năm 1937 và cách Trái Đất khoảng 450 năm ánh sáng.

Ngôi sao ăn thịt hành tinh cách Trái Đất 450 năm ánh sáng
Minh họa quá trình ngôi sao trẻ RW Aur A "nuốt" mảnh vụn của hành tinh. (Ảnh: NASA/CXC/M.Weiss).

Cách vài thập kỷ, RW Aur A sẽ tối đi trong khoảng một tháng rồi sáng trở lại. Những năm gần đây, hiện tượng giảm sáng xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Nghiên cứu mới tìm ra yếu tố có thể dẫn đến lần giảm sáng gần nhất của ngôi sao này.

Theo đó, nhiều khả năng hai thiên thể mới hình thành, trong đó ít nhất một thiên thể đủ lớn để là hành tinh, đã va chạm trong lúc di chuyển quanh RW Aur A. Các mảnh vỡ bị kéo về phía ngôi sao do lực hấp dẫn và tạo nên một đám mây khí bụi dày, tạm thời che khuất ánh sáng của nó. Những lần tối đi trước đó của RW Aur A cũng có thể do các vụ va chạm tương tự giữa hai thiên thể hoặc giữa các mảnh vỡ lớn.

"Từ lâu mô hình trên máy tính đã dự đoán các hành tinh có thể bị hút vào một ngôi sao trẻ, nhưng chúng tôi chưa từng theo dõi được. Nếu chúng tôi hiểu đúng dữ liệu thì đây sẽ là lần đầu quan sát trực tiếp một ngôi sao trẻ đang nuốt một hoặc nhiều hành tinh", nhà khoa học Hans Moritz Guenther từ Viện nghiên cứu Vũ trụ và Vật lý thiên văn Kavli thuộc Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.

"Hiện nay rất nhiều nghiên cứu tập trung vào ngoại hành tinh và quá trình chúng hình thành. Do đó, chắc chắn việc quan sát xem những hành tinh trẻ có thể bị phá hủy như thế nào khi tương tác với sao chủ và các hành tinh trẻ khác, cũng như việc tìm hiểu yếu tố quyết định sự tồn tại của chúng rất quan trọng", Guenther bổ sung.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018

"Quốc gia" không tồn tại trên Trái đất nhưng lại có tới 200.000 dân cư

Tuyên bố về sự thành lập của nhà nước mới được ông Ashurbeyli đưa ra trong buổi lễ tổ chức hôm 25/6 ở Vienna.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là

Bạn đang được ngắm nhìn bức hình rõ nhất lịch sử về cái gọi là "trung tâm dải Ngân hà"

Trái đất thuộc hệ Mặt trời, còn hệ Mặt trời lại là một phần của Dải ngân hà - hay Thiên Hà (Milky Way). Đây có lẽ là kiến thức cơ bản nhất cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về thiên văn vũ trụ.

Đăng ngày: 18/07/2018
Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao Mộc

Ngày 17/7, nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie, Washington, Mỹ thông báo đã xác định được 10 vật thể mới quay quanh sao Mộc.

Đăng ngày: 18/07/2018
Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

Điều gì xảy ra nếu nhảy dù từ trạm Vũ trụ Quốc tế?

Nếu nhảy dù từ trạm ISS, bạn có nguy cơ đâm vào rác vũ trụ, cháy rụi khi ma sát với khí quyển, bị lực kéo làm đứt tứ chi.

Đăng ngày: 18/07/2018
Telemetron - Nhạc cụ được thiết kể chơi trong môi trường không trọng lực

Telemetron - Nhạc cụ được thiết kể chơi trong môi trường không trọng lực

Không cần bàn cãi và cũng không thể phủ nhận: nền văn minh trên Trái Đất sở hữu những văn hóa thú vị nhất vũ trụ này.

Đăng ngày: 17/07/2018
Căn bệnh bí ẩn phi hành gia nào cũng mắc phải khi lên Mặt trăng

Căn bệnh bí ẩn phi hành gia nào cũng mắc phải khi lên Mặt trăng

Các nhà nghiên cứu không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng, cũng như mức độ độc hại thực sự của Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News