Phát hiện ngôi sao nuốt chửng "láng giềng"

Một ngôi sao bị nghi ngờ là đã nuốt trọn một ngôi sao hay hành tinh khác nằm cạnh nó đã được tìm thấy dưới sự giúp sức của đài thiên văn Chandra X-ray của NASA.


BP Piscium là phiên bản tiến hóa hơn Mặt trời nằm cách Trái đất 1000 năm ánh sáng. 
(Ảnh: NASA).

Trên tạp chí Astrophysical Letters, các nhà thiên văn học cho biết, BP Piscium - ngôi sao thuộc chòm sao Song Ngư không phải là một ngôi sao trẻ như một số biểu hiện của nó. Nó là một ngôi sao khổng lồ đỏ có thể đã tồn tại tới hàng tỷ năm và “ăn” những người bạn đồng hành trẻ tuổi của mình mà dấu tích của việc này có thể chứng minh được.

BP Piscium là một phiên bản tiến hóa hơn của Mặt trời, nằm cách chúng ta 1000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ngôi sao này từ cách đây 15 năm và đều vô cùng ngạc nhiên bởi sự khác thường của nó.

P Piscium được bao bọc xung quanh bởi một đĩa khí và bụi - những vật chất cần thiết để tạo ra các hành tinh mới, điều chỉ có ở những ngôi sao trẻ.

Tuy nhiên, trong khi hầu hết các ngôi sao trẻ đều hình thành trong các cụm, BP Piscium lại là một ngôi sao đứng cô lập, điều này khiến các nhà thiên văn học tin rằng đây thực chất là một ngôi sao khổng lồ đỏ - ngôi sao đang ở trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa.

Các nhà khoa học kết luận rằng những đĩa bụi vật chất xung quanh BP Piscium được hình thành từ tàn tích của một ngôi sao trẻ khác vừa bị nó nuốt chửng và “tiêu hóa. Họ tin rằng ngôi sao này đã “ăn thịt” vị hàng xóm của mình sau khi nó bắt đầu trương nở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ.

Theo giáo sư Joel Kastner của Viện Công nghệ Rochester, New York, đây là một trường hợp hiếm hoi một ngôi sao “ăn thịt” ngôi sao đồng loại của nó.

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, một ngày nào đó Trái đất của chúng ta sẽ trở thành nạn nhân có số phận giống như những người hàng xóm của BP Piscium.

Giáo sư David Rodriguez đến từ Đại học California, Los Angeles, cho biết: "Trường hợp của BP PSC cho chúng ta thấy rằng những ngôi sao như Mặt Trời có thể tồn tại lặng lẽ trong hàng tỉ năm, nhưng khi chúng di chuyển, chúng có thể kéo theo từ một đến hai ngôi sao hay hành tinh khác biến mất”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News