"Ngôi sao chết": Phá vỡ rào cản cực lớn trong điều trị ung thư

Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia đến từ Trung tâm Quy tắc bộ genee (Tây Ban Nha) và Viện Wellcome Sanger (Anh) đã xác định toàn diện các vị trí "hiểm yếu" được tìm thấy trong protein KRAS, điều sẽ mở đường việc phát triển các thuốc trị ung thư mới.


KRAS là một mục tiêu chính trong điều trị bệnh ung thư - (Ảnh: SCITECH DAILY).

Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết, KRAS là một mục tiêu chính trong điều trị ung thư vì là một trong những gene bị đột biến thường xuyên nhất trong nhiều loại ung thư.

Nó được tìm thấy trong 10% bệnh ung thư ở người, phổ biến hơn ở các loại ung thư chết người nhất như ung thư tụy hoặc phổi. Nó được gọi là protein "ngôi sao chết" vì hình dạng kỳ lạ và hoàn toàn không có vị trí thích hợp để thuốc nhắm tới.

Vì vậy, khi được xác định năm 1982, KRAS vẫn luôn được coi là "không thể phá hủy".

Chìa khóa để kiểm soát KRAS là kiểm soát các vị trí allosteric trên nó. Đó là những vị trí điều tiết có thể tạo ra sự thay đổi khi liên kết với các tác nhân khác. Nhưng có một thách thức lớn: Các vị trí này rất khó nắm bắt, khiến các nhà khoa học "mất định hướng" khi phát triển thuốc.

Đó chính là các vị trí hiểm hóc mà nhóm khoa học gia Tây Ban Nha - Anh vừa lập bản đồ thành công, phá vỡ rào cản cuối cùng.

Để làm điều đó, họ đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "quét đột biến sâu", tạo ra hơn 26.000 biến thể của protein KRAS, chỉ thay đổi 1-2 axit amin tại một thời điểm.

Qua công đoạn rà soát, đối chiếu phức tạp có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các vị trí "chiến lược" đã được xác định.

"Thách thức lớn trong y học là không biết loại protein nào gây bệnh và cũng không biết cách kiểm soát chúng. Nghiên cứu của chúng tôi thể hiện một chiến lược mới nhắm vào các protein này và tăng tốc độ phát triển các loại thuốc để kiểm soát hoạt động của chúng" - GS-TS Ben Lehner, tác giả chính cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn

Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn

Nhiều tế bào ung thư hoạt động rất mạnh trong vật chủ và có thể tiếp tục phân chia và nhân lên để gây ra các thiệt hại khôn lường.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
2 chất gây ung thư cấp độ 1 được WHO công nhận có thể có mặt trong nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày

2 chất gây ung thư cấp độ 1 được WHO công nhận có thể có mặt trong nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) chia chất gây ung thư thành 4 cấp độ, trong đó đáng sợ nhất là chất gây ung thư cấp độ 1.

Đăng ngày: 14/10/2024
Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Theo hãng tin RT, các bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia một cuộc thử nghiệm thuốc nhỏ ở New York (Mỹ) đã nhận về kết quả ngoài mong đợi sau khi được thử điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Đăng ngày: 03/10/2024
WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

Những thực phẩm này được nhiều người yêu thích, tuy nhiên nó lại không hề tốt, thậm chí rất hại cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

Đăng ngày: 18/07/2024
Nơi điều chế thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư duy nhất ở Việt Nam

Nơi điều chế thuốc phóng xạ chẩn đoán ung thư duy nhất ở Việt Nam

Trước khi Việt Nam điều chế được 2 loại thuốc này, người bệnh ung thư phải ra nước ngoài nếu có nhu cầu sử dụng.

Đăng ngày: 28/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News