Ngỗng mẹ liều mạng cứu con non khỏi vuốt đại bàng

Ngỗng mẹ kiên trì và dũng cảm đuổi theo tấn công đại bàng, giúp con non bị bắt có cơ hội chạy trốn tới nơi an toàn.


(Video: Latest Sightings).

Kyle Branch, chuyên gia về động vật hoang dã ở công ty Classic Zambia Safaris ghi lại cuộc đối đầu giữa ngỗng mẹ và đại bàngvườn quốc gia Lower Zambezi, Latest Sightings hôm 2/7 đưa tin. Trong khi đi tham quan bằng thuyền, Branch trông thấy con đại bàng cá bay lơ lửng trên mặt nước. Đại bàng cá thường làm vậy trước khi sà xuống bắt mồi, nhưng lần này đại bàng không nhắm vào con cá nào. Thay vào đó, nó phát hiện một con ngỗng Ai Cập non và xác định đó là mục tiêu hoàn hảo cho bữa ăn nhanh chóng và dễ dàng.

Ngỗng non dường như cảm nhận được nguy hiểm trước đòn tấn công và cuống quýt lặn xuống nước để tránh bị tóm trúng. Đây là hành vi tự vệ thường gặp ở nhiều loài thủy cầm. Con ngỗng non khiến các du khách bất ngờ khi thể hiện hành vi đó ở độ tuổi nhỏ như vậy nhưng cách tự vệ của nó không hiệu quả. Đại bàng lao vọt xuống, nhanh chóng bắt ngỗng non bằng bộ vuốt sắc và bay đi.

Ngỗng mẹ liều mạng cứu con non khỏi vuốt đại bàng
Màn cứu con ngoạn mục của ngỗng mẹ.

Lông của đại bàng cá châu Phi có thể ướt sũng sau khi bắt con mồi dưới nước. Chúng vẫn có thể bay nhưng khó khăn hơn, vì vậy chúng thường hướng tới bãi đất gần nhất để hong khô. Nhờ đó, ngỗng mẹ có cơ hội chiến đấu để giành lại con. Giống như thể dự đoán được động thái tiếp theo của đại bàng, cả ngỗng mẹ và đại bàng tới bãi đất cùng lúc và nhìn nhau chằm chằm. Đại bàng có vẻ mệt mỏi và cố gắng điều hòa nhịp thở trong khi giữ chặt ngỗng non dưới bộ vuốt. Ngỗng mẹ hành động cực nhanh. Nó nhỏ hơn nhiều so với con chim săn mồi nhưng dũng cảm và biết giang rộng cánh để trông có vẻ lớn hơn.

Tình thế đảo ngược và đại bàng quá mệt để bay đi, vì vậy ngỗng mẹ lao thẳng vào tấn công nó. Do phải tự vệ, đại bàng bật lên đối đầu với ngỗng giữa không trung. Ngỗng mẹ lại húc nó lần thứ hai, khiến đại bàng mất cảnh giác và buông lỏng ngỗng non. Con ngỗng non nhận ra cơ hội thoát thân và chạy tới mặt nước.

Do cần đảm bảo con non chạy trốn an toàn, ngỗng mẹ tìm cách phân tán sự chú ý của đại bàng. Chim đại bàng không nhìn lại đằng sau lần nào. Khi chắc chắn con non đã an toàn, ngỗng mẹ nhanh chóng trốn đi, để lại đại bàng ngơ ngác vì con mồi biến mất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nỗ lực bảo tồn loài cá nước ngọt lớn nhất Trái đất sống ở Amazon

Nỗ lực bảo tồn loài cá nước ngọt lớn nhất Trái đất sống ở Amazon

Loài Hải tượng long (Arapaima) khổng lồ dài tới 3m đã gần như biến mất tại Brazil cho đến khi cộng đồng địa phương tham gia vào nỗ lực bảo tồn loài cá nước ngọt lớn nhất Trái Đất này.

Đăng ngày: 04/07/2024
Cảnh sát Hà Lan dùng chim đại bàng chặn thiết bị bay tự hành

Cảnh sát Hà Lan dùng chim đại bàng chặn thiết bị bay tự hành

Cảnh sát Hà Lan là lực lượng cảnh sát đầu tiên trên thế giới dùng chim đại bàng để đối phó với những thiết bị bay không người lái có nguy cơ gây hại cho cộng đồng.

Đăng ngày: 03/07/2024
Nhiều động vật “độc và lạ” được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong

Nhiều động vật “độc và lạ” được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong

Nhiều loại động vật hiếm và nguy cấp nằm trong sách đỏ được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-Khe Nước Trong qua hình thức đặt bẫy ảnh.

Đăng ngày: 02/07/2024
Những động vật nào có thể nhận ra mình trong gương?

Những động vật nào có thể nhận ra mình trong gương?

Nghiên cứu về khả năng động vật nhận ra bản thân trong gương bắt đầu vào năm 1970 và đến nay, chỉ một số ít vượt qua bài kiểm tra.

Đăng ngày: 02/07/2024
Sừng tê giác được tẩm chất phóng xạ để chống săn trộm

Sừng tê giác được tẩm chất phóng xạ để chống săn trộm

Các nhà khoa học đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn trộm tê giác bằng cách cấy chất đồng vị phóng xạ vào sừng tê giác.

Đăng ngày: 01/07/2024
Những sinh vật có màu xanh dương cực hiếm trong tự nhiên

Những sinh vật có màu xanh dương cực hiếm trong tự nhiên

Một số loài động vật có thể mang màu xanh dương độc đáo do đột biến gene hoặc cấu tạo đặc biệt trên cơ thể.

Đăng ngày: 01/07/2024
Cuộc di cư của 6 triệu con linh dương ở châu Phi

Cuộc di cư của 6 triệu con linh dương ở châu Phi

Cuộc di chuyển tập thể của 6 triệu con linh dương từ 4 loài vẫn tiếp diễn bất chấp nhiều thập kỷ chiến tranh và bất ổn.

Đăng ngày: 28/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News