Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Nếu quan sát các bức tranh Ai Cập cổ, người ta dễ nhận thấy chúng đều được vẽ theo phong cách mà sau này chúng ta gọi là 2D.

Vào năm 1986, ban nhạc The Bangles đã hát về "tất cả những bức tranh cổ tại lăng mộ", nơi những hình tượng được khắc họa đang "bước đi như một người Ai Cập". Mặc dù không phải là nhà sử học nghệ thuật hay nhà Ai Cập học, nhạc sĩ Liam Sternberg đang đề cập đến một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật thị giác Ai Cập cổ đại - mô tả người, động vật và đồ vật trên một mặt phẳng 2 chiều.

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại làm thế? Và liệu Ai Cập cổ có phải là nền văn hóa duy nhất sáng tạo nghệ thuật theo phong cách này?

Việc vẽ bất kỳ vật thể nào trong hình dung 3 chiều yêu cầu một điểm nhìn cụ thể để tạo ra ảo giác phối cảnh trên một bề mặt phẳng. Vẽ một vật thể theo 2 chiều (chiều cao và chiều rộng) yêu cầu người nghệ sĩ chỉ khắc họa duy nhất 1 mặt phẳng của vật thể đó. Việc làm nổi bật chỉ 1 mặt phẳng, hóa ra, có lợi thế riêng của nó.

John Baines, giáo sư danh dự về Ai Cập học tại Đại học Oxford ở Anh, nói với Live Science: "Trong biểu diễn hội họa, đường nét mang nhiều thông tin nhất. Mọi thứ sẽ dễ nhìn ra hơn nếu chúng được định vị rõ bằng nét vẽ".

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại
Tranh vẽ Ai Cập cổ đa phần được khắc họa theo phong cách 2D.

Có nghĩa là, khi vẽ tranh trên bề mặt 2D, đường nét vẽ là nội dung chủ chốt nhất, dù nhiều bức vẽ Ai Cập cổ vẫn có nhiều chi tiết đa diện của vật thể. Theo Baines, họ rất tập trung vào sự sắc nét và sự dễ hiểu.

Nói ngắn gọn, biểu thị trên 2D cho phép các hình ảnh đơn giản và dễ hiểu, dễ nắm bắt hơn.

Theo Baines, trong nhiều truyền thống nghệ thuật, "kích thước tương đương với tầm quan trọng". Trong nghệ thuật tranh tường, hoàng gia và chủ sở hữu lăng mộ thường được mô tả lớn hơn nhiều so với các đối tượng xung quanh họ. Nếu một nghệ sĩ sử dụng phối cảnh 3 chiều để hiển thị tỷ lệ con người trong thực tế với tiền cảnh và hậu cảnh, nó sẽ đi ngược lại nguyên tắc này.

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại
Nghệ thuật kể chuyện bằng tranh 2D có nét tương đồng với truyện tranh hiện đại.

Một lý do khác cho việc miêu tả nhiều đối tượng trên một mặt phẳng 2 chiều là nó hỗ trợ việc kể chuyện bằng hình ảnh.

Baines giải thích, nghệ thuật hội họa của người Ai Cập cổ có thể so với truyện tranh (comic) hiện đại. Có một số nguyên tắc phổ biến ở thời đó, như chữ viết thì được viết và đọc theo cột dọc, còn tranh vẽ thì trình bày theo chiều ngang. Chú thích cho dạng "truyện tranh" này là chữ tượng hình. Ông cũng lưu ý nội dung các bức tranh không phải về sự kiện có thật mà thường là ý tưởng khái quát hóa hoặc lý tưởng hóa về cuộc sống.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức hội họa ở Ai Cập cổ đại đều hoàn toàn là 2 chiều. Theo Baines, "Hầu hết các tác phẩm hội họa đều được đặt trong một bối cảnh kiến trúc". Một số tác phẩm trên các bức tường lăng mộ bao gồm mô hình phù điêu, hay một kiểu chạm khắc.

Trong lăng mộ của Akhethotep, một quan triều thần sống trong Vương triều thứ 5 vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên, chúng ta có thể thấy 2 người chép văn bản (trong ảnh dưới) có cơ thể được điêu khắc trên bề mặt phẳng của bức tường.

Như Baines giải thích, "Bức phù điêu cũng mô phỏng bề mặt cơ thể nên bạn không thể nói rằng đó chỉ là những nét vẽ phẳng" bởi vì "chúng có kết cấu và chi tiết bề mặt ngoài đường viền bao bên ngoài".

Người Ai Cập cổ chuộng vẽ tranh 2D, phong cách có nhiều nét tương đồng truyện tranh hiện đại
Bức phù điêu 2 người đàn ông nói trên có khắc họa 3 chiều.

Kiểu vẽ 2D này không chỉ phổ biến ở Ai Cập cổ đại mà còn lan ra Syria, Mesopotamia, Maya, hay kể cả hội họa châu Âu trung đại sau này. Mặc dù hội họa Hy Lạp và La Mã cổ là ngoại lệ, giáo sư Baines nhận định truyền thống vẽ 2D rất phổ biến, hiệu quả và không cần thay đổi gì nhiều.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đi săn

Đi săn "quái vật" khắp nơi, ai ngờ 2 con... tự trồi lên trước nhà

Theo Ancient Origins, một người hàng xóm của giáo sư Rowe đã báo với ông khi phát hiện một chiếc ngà khổng lồ trồi lên khỏi mặt đất trên một sườn đồi trong khu đất, chĩa thẳng về phía nhà giáo sư.

Đăng ngày: 04/08/2022
Xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ sinh vật tiền sử như lai giữa thằn lằn và hà mã

Xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ sinh vật tiền sử như lai giữa thằn lằn và hà mã

Các mảnh xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ một loài động vật tiền sử chưa từng được biết tới nhìn giống con lai giữa thằn lằn và hà mã.

Đăng ngày: 03/08/2022
Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Có thể bạn chưa biết: Gần 7000 năm trước, đàn ông trên thế giới từng suýt tuyệt diệt

Các nghiên cứu di truyền học có thể tiết lộ nhiều bí mật bị chôn vùi theo thời gian, từ nguồn gốc tổ tiên của chúng ta đến các loại bệnh dịch trong lịch sử.

Đăng ngày: 03/08/2022
Phát hiện báu vật từ con tàu đắm hơn 350 năm trước

Phát hiện báu vật từ con tàu đắm hơn 350 năm trước

Các nhà khảo cổ gần đây đã phát hiện nhiều cổ vật ở vùng biển của Bahamas, được cho là thuộc một con thuyền chở kho báu của Tây Ban Nha bị đắm cách đây hơn 350 năm.

Đăng ngày: 02/08/2022
Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Theo các tác giả của một nghiên cứu gần đây, chủng virus Herpes hiện đại gây ra mụn rộp ở mặt đã có từ khoảng 5.000 năm trước.

Đăng ngày: 02/08/2022
Giải mã những

Giải mã những "vụ chôn cất trên giường" thời trung cổ ở Anh

Việc chôn cất trên giường đã trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên cùng với sự truyền bá của Cơ đốc giáo và nhanh chóng trở thành một nghi thức chôn cất thịnh hành của phụ nữ.

Đăng ngày: 02/08/2022
Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc đầu người thuộc về một phụ nữ được ướp đúng tiêu chuẩn của người Ai Cập cổ đại, nhưng có chi tiết dị thường bên trong mũi.

Đăng ngày: 02/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News