Người Homo sapiens lai với loài khác 47.000 năm trước
Một phân tích gene mới đã tiết lộ cách mà DNA của một loài đã tuyệt chủng len lỏi vào dòng máu người Homo sapiens chúng ta.
Công trình mới dẫn đầu bởi nhà di truyền học dân số Priya Moorjani từ Trường Đại học California ở Berkeley (Mỹ) chỉ ra rằng DNA Neanderthals trong dòng máu người Homo sapiens hiện đại đến từ một thời kỳ pha trộn kéo dài và duy nhất cách đây khoảng 47.000 năm.
Triển lãm ở hang Bacho Kiro gần Dryanovo - Bulgaria, nơi chứa đựng hài cốt một số các thể Homo sapiens lai với Neanderthals 35.000-45.000 tuổi - (Ảnh: SCIENCE/ANCIENT ORIGINS)
Homo sapiens - người tinh khôn, người hiện đại - chính là chúng ta, còn người Neanderthals là một loài khác cùng chi Homo (chi Người), đã tách khỏi loài tổ tiên ít nhất 500.000 năm trước.
Như một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, trong quá trình di cư từ châu Phi rồi lan tỏa sang châu Âu, châu Á, các vị tổ tiên Homo sapiens của chúng ta đã gặp gỡ một số loài người khác.
Trong đó, giao phối dị chủng đã nảy sinh với ít nhất 2 loài là Neanderthals và Denisovans.
Nhưng điều đó xảy ra cụ thể như thế nào vẫn là bí ẩn. Tất cả các bằng chứng về sự giao thoa đó cho đến nay chủ yếu là bằng chứng gián tiếp - ví dụ khoảng 2% DNA Neanderthals tồn tại rõ ràng trong bộ gene người hiện đại.
Theo bài tóm tắt nghiên cứu của tạp chí khoa học Science, 59 bộ gene Homo sapiens cổ đại được giải trình tự chi tiết đã giúp các nhà khoa học Mỹ tìm lại khoảng thời gian chung sống đầy bí ẩn đó.
DNA lâu đời nhất bao gồm từ người đàn ông Ust'-Ishim ở phía Tây Siberia (45.000 tuổi), người phụ nữ Zlatý kůň ở Czech (45.000 tuổi), các cá thể từ hang động Bacho Kiro của Bulgaria (35.000-45.000 tuổi) và hang Peștera cu Oase của Romania (40.000 tuổi).
Tiếp theo, họ xác định các vùng DNA của người Neanderthal trong bộ gene các Homo sapiens cổ đại này và trong bộ gene của 275 Homo sapiens hiện đại trên khắp thế giới.
Một phần mềm máy tính đã lập mô hình tiến hóa của gene người Neanderthals theo thời gian, ước tính khoảng bao nhiêu thế hệ sẽ đủ để bộ gene lai này phát triển tinh vi như ngày nay.
Con số 47.000 năm đã được đưa ra từ thời điểm đó, ngoài các bằng chứng cho thấy sự giao thoa giữa 2 loài đã xảy ra liên tục trong khoảng 6.000-7.000 năm.
Nghiên cứu này không chỉ cung cấp những hiểu biết quan trọng về quá trình tiến hóa và di cư của nhân loại, quá trình tiến hóa và di cư của nhân loạ mà còn xác nhận rằng con người hiện đại có được một số gene của người Neanderthals.
Các gene này liên quan đến sắc tố da, phản ứng miễn dịch, trao đổi chất, một số bệnh... Việc tìm hiểu về chúng rất có ý nghĩa đối với y học, có thể đưa đến các phương pháp điều trị bệnh mới.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
