Người phát minh ra công nghệ kết nối mạng Ethernet nhận giải thưởng Turing 2022

Người đi tiên phong trong việc kết nối thiết bị điện toán, kỹ sư Bob Metcalfe ngày 22/3 đã được trao giải thưởng danh giá nhất của ngành điện toán vì đã phát minh ra công nghệ kết nối thiết bị điện toán Ethernet, một công nghệ mà nửa thế kỷ sau khi ra đời vẫn là nền tảng quan trọng của mạng Internet.


Kỹ sư Bob Metcalfe. (Ảnh: Getty)

Hiệp hội máy tính (ACM) công nhận kỹ sư Metcalfe, 76 tuổi đã phát minh, tiêu chuẩn hóa và thương hại hóa công nghệ kết nối Ethernet và trao giải thưởng Turing 2022 cho ông, vinh dự được xem là giải Nobel trong lĩnh vực điện toán. Người nhận giải thưởng cũng sẽ nhận 1 triệu USD nhờ sự hỗ trợ của công ty Google thuộc tập đoàn Alphabet.

Ethernet là kết nối tiêu chuẩn cho mọi thứ từ các máy chủ bên trong các trung tâm dữ liệu đến các mạng viễn thông. Công nghệ Ethernet được ra đời khi Metcalfe được yêu cầu kết nối một máy in văn phòng. Đầu thập niên 1970, ông làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Palo Alto thuộc tập đoàn công nghệ Xerox, là nơi đã phát minh ra máy tính cá nhân cũng như máy in laser. Metcalfe đưa ra một phương pháp vượt trội trong việc kết nối thiết bị với nhau theo cách có thể mở rộng một cách thuận lợi khi số máy tính trong mạng tăng, điều này đã giúp mở đường cho mạng Internet sau này.

Kỹ sư Metcalfe tốt nghiệp Viện công nghệ Massachusetts năm 1969 và lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Harvard năm 1973. Ông cho rằng vẫn còn nhiều nghiên cứu cần phải tiến hành trong việc kết nối máy tính, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, các thế hệ AI trước đây đã "chết yểu" do thiếu dữ liệu. Điều này không còn là vấn đề nữa nhờ hơn 1 tỉ người dùng đang tạo ra dữ liệu bằng việc sử dụng mạng Internet, tuy nhiên thách thức giờ đây là kết nối tốt hơn các máy tính đang xử lý dữ liệu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 01/05/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 18/10/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News