Nguy cơ tử vong khi kết hợp tôm với vitamin C
Các nghiên cứu cho thấy, món ăn ngon như tôm nếu ăn không đúng cách có thể gây chết người. Vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia.
Cẩn thận khi kết hợp tôm với vitamin c
Theo các nhà khoa học, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia, phối kết hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh, tạo nên các món ăn ngon, bổ dưỡng.
Người phụ nữ Đài Loan chết đột ngột với dấu hiệu chảy máu mũi, miệng, tai và mắt do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Lý do được giải thích là vỏ tôm chứa thạch tín (asen), ăn chung với vitamin C đã xảy ra ngộ độc trầm trọng.
Món ăn ngon từ tôm có thể thành độc dược nếu kết hợp vitamin C
Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Chicago (Mỹ), vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này không độc đối với cơ thể con người, nhưng nếu ngay lúc đó uống Vitamin C thì phản ứng hoá học sẽ xảy ra: Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203 là chất thường dùng để vẽ viền vàng các loại bát đĩa). Chất Arsenic độc hại sẽ làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) cho biết, vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến độ gây độc cho chính con tôm, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là tôm sống trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều thạch tín (như những nơi sản xuất hoá chất công nghiệp).
Tuy trường hợp ăn vỏ tôm uống cùng Vitamin C gây chết người ở trên là hy hữu, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo: Tôm là thực phẩm ngon bổ, được nhiều người ưa chuộng, nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn vì có thể gây tử vong. Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng nên ăn vừa phải, tránh trường hợp đáng tiếc mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chế biến tôm đúng cách để tạo món ăn ngon cho trẻ
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, lưu ý không cho bé ăn tôm sống, cá hay hải sản chưa chín kỹ vì bé dễ mắc bệnh giun sán. Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Không nên cho trẻ đau mắt đỏ ăn tôm. Khi cho bé ăn tôm, mẹ nên bóc bỏ toàn bộ vỏ.
Nếu muốn con được bổ sung canxi từ tôm thì lấy phần chân, càng, đầu tôm, xay nhuyễn, lọc lấy nước nấu cho bé cùng phần thịt tôm là đủ. Vỏ tôm không có nhiều canxi nhưng lại chứa một lượng độc tố đáng kể. Những bé từng bị dị ứng với hải sản cần tuyệt đối kiêng tôm, thậm chí nên rửa sạch cả bát đũa nếu những đồ vật này dùng để đựng hải sản trước đó. Sau khi cho bé ăn tôm hoặc ăn hải sản, sau khoảng 4 giờ mới nên cho trẻ ăn những trái cây giàu acid tannic.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
