Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ) vừa tìm ra thêm một nguyên nhân góp phần gây bệnh Alzheimer: ô nhiễm không khí.

Công trình nghiên cứu, đăng trên tạp chí khoa học JAMA Neurology vào ngày 30-11, nhận thấy những người sống ở nơi không khí càng ô nhiễm thì càng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (hội chứng suy giảm trí nhớ). 

Như vậy, ngoài hút thuốc lá và tiểu đường, thì những yếu tố mà rất nhiều người đang phơi nhiễm hằng ngày như khói bụi ô nhiễm từ xe cộ, nhà máy và cháy rừng cũng góp phần gây sa sút trí tuệ. 

Nguyên nhân mới gây Alzheimer: Xe cộ, cháy rừng và nhà máy
Ô nhiễm không khí từ xe cộ, nhà máy, cháy rừng góp phần gây bệnh Alzheimer - (Ảnh: REUTERS).

Tờ SciTechDaily dẫn lại nghiên cứu cho biết nhóm nghiên cứu khảo sát ảnh chụp PET (cắt lớp) của hơn 18.000 người già độ tuổi trung bình 75, gồm những người bị sa sút trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức nhẹ, sống ở nhiều nơi khắp nước Mỹ.

Kết quả cho thấy những ai sống ở các khu vực ô nhiễm không khí nhất có nhiều xác suất tìm thấy mảng bám amyloid (dấu hiệu xác nhận bệnh Alzheimer), cao hơn 10% so với những người ở khu vực ít ô nhiễm nhất.

Nếu áp tỉ lệ này lên toàn dân số nước Mỹ, với khoảng 5,8 triệu người trên 65 tuổi mắc Alzheimer thì trong đó sẽ có khoảng hàng chục ngàn ca mắc do phơi nhiễm cường độ cao với không khí bẩn.

"Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ rất lớn cho bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ", tiến sĩ Gil Rabinovici tại Khoa thần kinh học của Đại học California - tác giả của nghiên cứu, nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Phát hiện trường hợp lá lách “lang thang” hiếm gặp

Một người phụ nữ bị đau bụng đến khoa cấp cứu và rất sốc khi biết được nguồn gốc dẫn đến cơn đau của mình.

Đăng ngày: 04/12/2020
5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Giảm thính lực không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được vì đôi khi nó còn là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng việc giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được.

Đăng ngày: 04/12/2020
Stanford phát triển bồn cầu có thể kiểm tra chất thải để đoán bệnh

Stanford phát triển bồn cầu có thể kiểm tra chất thải để đoán bệnh

Phân và nước tiểu từ trước giờ luôn là yếu tố đắc lực để các bác sĩ có thể đưa ra dự đoán về tình hình sức khỏe bởi chúng cung cấp rất nhiều thông tin về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể.

Đăng ngày: 03/12/2020
Mẹo chữa bỏng lưỡi khi ăn uống phải món nóng

Mẹo chữa bỏng lưỡi khi ăn uống phải món nóng

Súc miệng nước muối, dùng sữa, đường cát, mật ong hay nước ép lô hội là những cách giúp chữa bỏng lưỡi hiệu quả khi ăn uống phải món ăn quá nóng.

Đăng ngày: 03/12/2020
Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn là những thứ đáng sợ này

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn là những thứ đáng sợ này

Thật không may rằng chúng ra vẫn phải chấp nhận nó bởi chưa thể tìm ra được giải pháp hoặc sản phẩm thay thế.

Đăng ngày: 03/12/2020
Mồ hôi máu là gì? Mồ hôi máu nguy hiểm thế nào? Mồ hôi máu có chữa được không?

Mồ hôi máu là gì? Mồ hôi máu nguy hiểm thế nào? Mồ hôi máu có chữa được không?

Nhiều người thường nghĩ chứng mồ hôi máu chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng tuy nhiên đây lại là một tình trạng sức khỏe có thật.

Đăng ngày: 02/12/2020
Những căn bệnh đáng sợ lây qua nụ hôn mà các bậc cha mẹ cần biết

Những căn bệnh đáng sợ lây qua nụ hôn mà các bậc cha mẹ cần biết

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng một lần nữa cảnh báo các phụ huynh vì những động tác ôm hôn không cần thiết ở trẻ nhỏ.

Đăng ngày: 02/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News