Nguyệt thực đe dọa vệ tinh của NASA

Sự kiện siêu nguyệt thực diễn ra vào chủ nhật tới có thể sẽ đe dọa đến một trong những công cụ thăm dò quan trọng của NASA.

Nguyệt thực có thể ảnh hưởng đến tàu thăm dò LRO

Theo The Independent, khi Trái Đất che khuất Mặt Trời khiến Mặt Trăng chìm vào bóng tối ngày 27/9, chúng ta sẽ vừa được chiêm ngưỡng cảnh tượng nguyệt thực toàn phần tuyệt đẹp, vừa được chứng kiến hiện tượng siêu trăng, hay còn gọi là trăng máu. Nhưng đây cũng là một khoảng thời gian khó khăn đối với Vệ tinh thăm dò Mặt Trăng (LRO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Nhiệt độ và ánh sáng sẽ sụt nhanh đáng kể, có thể khiến nó ngừng hoạt động.

Không phải mọi phi thuyền đều có thể vượt qua sự sụt nhiệt độ và thiếu ánh sáng khi nguyệt thực xảy ra. Tàu thăm dò Khí quyển và Môi trường bụi Mặt Trăng (LADEE) của NASA, vốn được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ 100 ngày trong một chu kì không có nguyệt thực, đã suýt bị vô hiệu hóa trong lần nguyệt thực vào tháng 4/2014.


Mô phỏng LRO. (Ảnh: NASA).

Trái lại, LRO có thể chống chịu hàng giờ ở nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. LRO đã vượt qua ba lần nguyệt thực một cách an toàn trong khoảng 1,5 năm qua. Ngày 28/9, khi chúng ta đang chiêm ngưỡng trăng máu, LRO sẽ chuyển sang một chế độ đặc biệt, nó ngắt điện và đi vào trạng thái "ngủ đông" để sống sót qua chuyến bay lạnh và tối .

"Chúng tôi có giải pháp và nó tỏ ra hiệu quả", Dawn Myers, người lập kế hoạch khoa học tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của NASA nói. "Mọi việc luôn căng thẳng khi nguyệt thực đến gần, nhưng chúng tôi luôn tuân theo quy trình mặc định và chưa gặp bất kỳ rắc rối nào".

LRO sẽ khởi động trở lại vào sáng hôm sau và đội ngũ các nhà khoa học sẽ quan sát và theo dõi trong vòng 24 giờ tiếp theo để đảm bảo nó hoạt động tốt.

"Ngủ đông" là chìa khóa để giúp vệ tinh vượt qua nguyệt thực. Đó cũng là thời gian tuyệt vời để thử nghiệm một số khả năng mới của LRO giúp làm sáng tỏ những bí mật của Mặt Trăng. Diviner, thiết bị trên LRO, là một phóng xạ kế, nó có thể đo năng lượng phản xạ từ bề mặt Mặt Trăng và những phát xạ hồng ngoại giúp xác định nhiệt độ bề mặt.

"Kĩ sư điện của chúng tôi đã quan sát những lần nguyệt thực trước và đánh giá tính khả thi của việc bật thiết bị này hoạt động trong quá trình nguyệt thực", Myers nói. "Anh ấy nói với chúng tôi rằng nếu điện áp hạ xuống dưới một mức nào đó, chúng tôi phải tắt thiết bị đi, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra".

Giữ Diviner hoạt động khi nguyệt thực diễn ra sẽ cung cấp những thông tin hữu ích.

"Sự nguội nhanh của bề mặt Mặt Trăng trong quá trình nguyệt thực giúp chúng ta biết được những điểm cao nhất trên Mặt Trăng nguội lạnh khác như thế nào so với một đêm trăng bình thường", Noah Petro, một nhà khoa học khác của NASA nói. "Từ đó chúng ta có thể nghiên cứu về kích thước hạt ở bề mặt".

LRO khởi hành vào ngày 18/06/2009 để thực hiện một nhiệm vụ hai năm. Đến nay nó đã hoạt động sang năm thứ 6 và dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động đến tháng 10/2016.

Video của NASA về hiện tượng trăng máu và siêu trăng:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News