Nhà du hành vũ trụ ăn gì?

Thức ăn của nhà du hành vũ trụ được lựa chọn rất kỹ càng nhằm bổ sung những vi chất thiếu khi họ làm việc trong không gian.

>>> Tuyển đầu bếp nấu ăn cho phi hành gia lên sao Hỏa

Hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của các nhà du hành khi làm việc trong không gian cũng giống như khi họ ở trên Trái đất, ngoại trừ việc phải bổ sung thêm chất sắt (để sản sinh ra hồng cầu), vitamin D và Sodium (hạn chế tình trạng loãng xương).

Trong những chuyến bay của NASA, các nhà du hành thường mang theo những loại thức ăn như: ngũ cốc, trứng, mì ống và pho mát, súp nấm dạng kem, thịt gà và gạo, thịt bò sốt nấm, cá ngừ và cá hồi, cà tím và cà chua, dăm bông, thanh granola, cookies và các loại hạt, bánh mì và bánh ngô, không bị vỡ vụn.

Nhà du hành vũ trụ ăn gì?
Khẩu phần của các nhà du hành vũ trụ.

Đồ uống có cà phê, trà, nước cam, nước chanh, ngoài ra còn có thêm trái cây tươi, nhưng phải ăn ngay trong mấy ngày đầu.

Thức ăn và đồ uống trong không gian được bảo quản bằng cách cô hết nước. Chỉ khi ăn, nước mới được cho thêm vào.

Thức ăn dành cho các phi hành gia đều được khử nhiệt để tiêu diệt các vi sinh vật và enzyme có hại. Hoa quả và cá được đóng hộp, còn các loại thức ăn khác được đựng trong túi nilon và phải làm nóng trước khi ăn. Đồ uống được lưu giữ dưới dạng gói ép, còn hoa quả và rau củ được cất trong một chiếc tủ đặc biệt.

NASA đang phát triển chương trình cung cấp thức ăn sạch trong không gian. Họ lựa chọn 10 loại cây có hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng như cải bắp, cà rốt, rau diếp, cà chua, hành xanh, rau bina, củ cải, ớt chuông, dâu tây và các loại thảo mộc tươi.

Trong tương lai, các nhà khoa học có thể sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm thủy canh để trồng các loại cây như khoai tây, gạo, đậu phộng, đậu khô và lúa mì.

Dự định này chắc cũng còn lâu mới thành hiện thực bởi chương trình thực phẩm mới của NASA là nhằm phục vụ nhiệm vụ kéo dài tới 18 tháng trên sao Hỏa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News