Nhà khí tượng ghi quá trình hồi quyển của vệ tinh SpaceX

Vệ tinh Internet Starlink 30062 rơi trở lại khí quyển Trái Đất lúc 15h50 hôm 3/4 ở ngoài khơi bờ biển bang California, Mỹ được ghi lại bởi nhà khí tượng Dann Cianca tại California.

Starlink 30062 là một trong những vệ tinh thuộc mẫu V2 Mini mới nhất của SpaceX. SpaceX đã phóng 21 vệ tinh này bằng tên lửa Falcon 9 vào ngày 27/2. Theo Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard - Smithsonian, người theo dõi các vệ tinh internet của SpaceX, ít nhất 14 vệ tinh nữa có thể chịu số phận tượng tự Starlink 30062. Vệ tinh nhiều khả năng đã cháy rụi trong quá trình rơi trở lại Trái Đất.

Có 3.912 vệ tinh Starlink đang bay trên quỹ đạo, 305 vệ tinh đã hồi quyển và cháy rụi, theo McDowell. Những vệ tinh này lao xuống khí quyển vì đã đến lúc "nghỉ hưu", nhường chỗ cho các vệ tinh V2 Mini mới.

Nhà khí tượng ghi quá trình hồi quyển của vệ tinh SpaceX
Vệ tinh Starlink V2 Mini trên quỹ đạo ngay sau khi phóng. (Ảnh: HEO Robotics)

Tỷ phú Elon Musk, CEO của SpaceX, từng tiết lộ mẫu vệ tinh mới đang gặp một số vấn đề và có thể buộc SpaceX phải hạ quỹ đạo của chúng. "Có rất nhiều công nghệ mới trong Starlink V2 nên chúng tôi đang gặp một số vấn đề, đúng như dự kiến. Một số vệ tinh sẽ bị hạ quỹ đạo, số khác sẽ được kiểm tra toàn diện trước khi tăng độ cao lên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)", Musk cho biết trên mạng xã hội Twitter hôm 22/3.

SpaceX gọi lô vệ tinh mới là V2 Mini, vì chúng là phiên bản thu nhỏ của các vệ tinh Starlink thế hệ tiếp theo. V2 Mini hướng tới việc giúp SpaceX tăng năng suất cho mạng lưới vệ tinh Internet khổng lồ, lấp đầy khoảng trống cho nhu cầu ngày càng tăng của Starlink đến khi công ty có thể phóng các phiên bản vệ tinh mới với kích thước đầy đủ.

Tuy nhiên, để làm được điều này, SpaceX cần triển khai thành công phương tiện phóng hạng nặng Starship. Tên lửa Falcon 9 hiện nay không phù hợp để mang mẫu vệ tinh thế hệ mới, khiến SpaceX phải sản xuất phiên bản nhỏ hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Nhân Mã trong Hệ Mặt trời có thể gây nguy hiểm cho Trái đất?

Chòm sao Nhân Mã trong Hệ Mặt trời có thể gây nguy hiểm cho Trái đất?

Sự gia tăng nhanh chóng về kích thước và tần suất dày đặc của các vụ nổ lớn thuộc chòm sao Nhân Mã sẽ sớm gây ảnh hưởng tiêu cực tới Trái Đất

Đăng ngày: 08/04/2023
“Xuyên không” 13,5 tỉ năm, kính viễn vọng NASA tìm ra 4 thủy tổ vũ trụ

“Xuyên không” 13,5 tỉ năm, kính viễn vọng NASA tìm ra 4 thủy tổ vũ trụ

Kính viễn vọng không gian tối tân James Webb vừa lập kỷ lục mới khi xác định 4 thiên hà lâu đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ, ra đời chỉ sau vụ nổ Big Bang 300 triệu năm.

Đăng ngày: 07/04/2023
Bức ảnh hiếm về vành đai của Thiên Vương tinh

Bức ảnh hiếm về vành đai của Thiên Vương tinh

Ngày 6/4, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố hình ảnh mới của Thiên Vương tinh, được chụp hồi tháng 2 bởi camera hồng ngoại gần (NIRCam) trên kính viễn vọng James Webb.

Đăng ngày: 07/04/2023
Thành phần sự sống bất ngờ hiện ra cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng

Thành phần sự sống bất ngờ hiện ra cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng

Nguồn nguyên liệu để bắt đầu một thế giới có sự sống như Trái đất đã được tìm thấy trong Đám mây phân tử Perseus, một cụm sao và khí trẻ trong không gian sâu.

Đăng ngày: 07/04/2023
Một loạt thiên thạch đang lao về phía Trái đất

Một loạt thiên thạch đang lao về phía Trái đất

NASA thông báo nhóm 5 thiên thạch, lớn nhất bằng một chiếc máy bay, đang lao về phía Trái đất cuối tuần này.

Đăng ngày: 07/04/2023
Ảnh tổng hợp cho thấy bề mặt rực lửa của Mặt trời

Ảnh tổng hợp cho thấy bề mặt rực lửa của Mặt trời

Các nhà nhiếp ảnh thiên văn đã tạo ra một cái nhìn đáng kinh ngạc về Mặt trời bằng cách ghép 90.000 bức ảnh chụp lại với nhau.

Đăng ngày: 07/04/2023
Tối nay, cùng chờ đón trăng hồng kỳ ảo xuất hiện

Tối nay, cùng chờ đón trăng hồng kỳ ảo xuất hiện

Kỳ trăng tròn tháng 2 âm lịch này được người dân Bắc Mỹ gọi là trăng hồng vì nó có màu hồng giống loài hoa dại ở vùng này thường nở vào tháng 4.

Đăng ngày: 06/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News