Nhà khoa học sốc khi 1 thí nghiệm vô tình khiến chuột hamster "thay tính đổi nết"

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Georgia, Mỹ bị sốc sau thí nghiệm chỉnh sửa gene khiến chuột hamster trở nên hung dữ hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Georgia, Mỹ mới phát hiện ra kết quả sau thí nghiệm chỉnh sửa gene trên chuột hamster khiến chính họ và nhiều người bị sốc.

Thí nghiệm chỉnh sửa gene đã biến những con chuột hamster vốn lành tính thay đổi cả về ngoại hình lẫn tính cách. Theo đó, những con chuột hamster có lông dày hơn và trở nên hung hăng hơn đối với những cá thể cùng giới. Điều này thể hiện trên cả con đực và cái, xóa bỏ xu hướng con đực thường hung dữ hơn con cái.

Nhà khoa học sốc khi 1 thí nghiệm vô tình khiến chuột hamster thay tính đổi nết
Thí nghiệm chỉnh sửa gene khiến chuột hamster hung dữ hơn.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ CRISPR để chặn một con đường tín hiệu hóa thần kinh nhất định và phát hiện ra rằng các hành vi xã hội của động vật đã thay đổi.

H. Elliott Albers, giáo sư Khoa học thần kinh, tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng bằng cách thay đổi một nhánh thần kinh nhất định trong não sẽ khiến hành vi của chuột thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Tuy nhiên, H. Elliott Albers và nhóm nghiên cứu đã nhầm, họ bị sốc khi kết quả thu được hoàn toàn ngược lại khi những con chuột hamster nghịch hơn, hung dữ hơn nhiều.

Ông nói: "Chúng tôi thực sự ngạc nhiên về kết quả. Ban đầu chúng tôi dự đoán sự chỉnh sửa sẽ giúp chuột hamster trở nên lành tính, thuần hơn nhưng điều ngược lại đã xảy ra".

Các nhà nghiên cứu thường lựa chọn chuột hamster để làm thí nghiệm vì tổ chức thần kinh của chúng có phần giống con người. Trong trường hợp này, phản ứng căng thẳng của chúng tương tự như con người, sản xuất hormone cortisol khi bị căng thẳng.

Trước đó, các nhà nghiên cứu đã khai thác công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để tạo ra những lứa chuột chỉ có một giới tính. Kỹ thuật này từng được kỳ vọng đem lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp trong tương lai.

Hay như muốn nghiên cứu động vật sống trong khí hậu ôn đới có thể có tuổi thọ cao hơn, các nhà khoa học cũng lựa chọn chuột hamster. Họ đặt những con chuột hamster vào môi trường nhiệt độ cao khoảng 32,5 độ C và thấy rằng trao đổi chất giảm khi nhiệt độ cơ thể tăng.

Kết quả cho thấy tuổi thọ của những con chuột hamster sống trong môi trường nhiệt độ cao giảm so với những con chuột hamster sống trong môi trường khoảng 21 độ C, với mức giảm là 41% đối với con đực và 28% đối với con cái.

Đây cũng là loài chuột được nhiều người yêu thích lựa chọn làm thú cưng. Chuột hamster có 2 nhóm ưa chuộng chính là hamster lùn đến từ các đồng cỏ và vùng bán hoang mạc ở châu Á và loại hamster Syria lông màu vàng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Phát hiện mới sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong và tổn thương nặng do các vết cắn của một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 25/05/2022
Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Thấy bồ nông nâu bay đến quá gần tổ, chim cắt lớn - loài chim nhanh nhất thế giới - nhanh chóng lao ra cảnh cáo.

Đăng ngày: 25/05/2022
Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cách báo hoa mai Nam Phi sử dụng những kỹ năng đặc biệt của mình để đạt được sự chung sống hòa bình với sư tử.

Đăng ngày: 24/05/2022
Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà sống được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Đăng ngày: 24/05/2022
Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Vẻ đẹp rực lửa của loài rắn đào hang chỉ còn 3 cá thể duy nhất

Một loài rắn đào hang chưa từng được khoa học ghi nhận đã được phát hiện ở Paraguay. Cộng đồng động vật bò sát trên thế giới đang dậy sóng vì màu sắc cũng như độ quý hiếm của nó.

Đăng ngày: 24/05/2022
Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Italy tiêu diệt đàn lợn rừng xâm chiếm Rome

Chính phủ Italy đang lên kế hoạch tiêu diệt quần thể lợn rừng hoành hành ở Rome sau khi phát hiện một cá thể mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đăng ngày: 23/05/2022
Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim sặc sỡ nổi tiếng trong phim “Vua sư tử” sắp tuyệt chủng

Loài chim có bộ lông đầy màu sắc, rất cuốn hút từng xuất hiện trong bộ phim " Vua sư tử" sau đó trở nên nổi tiếng, đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng, bị xóa sổ bởi biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 23/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News