'Nhà khoa học' tuổi 17
Mô hình dụng cụ đo chiều cao và góc trong không gian nhờ hệ gương phẳng của Hà Thúc Tiến, học sinh lớp 11/1 trường THPT chuyên Quốc học Huế, đã giành giải nhất hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế Intel ISEF năm 2011.
Tháng 5 này, Tiến sẽ đại diện Việt Nam mang đề tài của mình đi tham gia hội thi khoa học và kỹ thuật Intel 2011 tổ chức tại Mỹ.
“Những bài học đo chiều cao sử dụng giác kế trong hình học em thấy khó thực hiện và độ chính xác không cao. Một lần tình cờ, đứa em trai học lớp 7 hỏi em về bài vật lý quang hình học (gương phẳng) mà làm bằng cách đo theo dụng cụ thông thường rất hạn chế nên em đã nghiên cứu cải tiến lại giác kế hiện có”, Tiến kể về ý tưởng táo bạo của mình.
Hà Thúc Tiến đang chia sẻ về đề tài của mình. Ảnh: Văn Nguyễn.
Tiến đã sử dụng các nguyên lý về ánh sáng, gương phẳng, một số định lý toán học, hình học mà em nghiên cứu từ các bài học trên lớp, sách tài liệu nâng cao, dụng cụ giác kế hiện có… để làm cơ sở lý thuyết vững chắc phục vụ cho đề tài của mình. Tiến đã tính toán ra được cách đo chiều cao một vật trong không gian theo hướng thẳng đứng chứ không đo theo cách thông thường là góc xiên.
Trong 3 tháng, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè trong lớp, Tiến đã hoàn thành đề tài của mình. "Để mô hình thực sự có hiệu quả, em đã đo thử nhiều lần để xác định sai số, đo 75 lần cột cờ Phu Vân Lâu, Đại nội Huế và cho kết quả sai số thấp hơn nhiều so với giác kế thông thường”, Tiến cho biết.
Vượt qua 33 đề tài sáng tạo được lựa chọn từ 24 trường THCS và THPT trên địa bàn Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Trị, đề tài của Tiến đã xuất sắc giành giải nhất ở hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế Intel ISEF năm 2011.
Cô Lê Thị Kim Chi, giáo viên chủ nhiệm của Tiến tự hào: “Tiến là học sinh ngoan, học giỏi, cẩn thận, luôn có thái độ nghiêm túc trong học tập… Đề tài khoa học của em rất có ý nghĩa đối với công việc dạy và học của thầy cô cũng như của học sinh”.
Tiến (bên trái) và bạn trong nhóm cùng với dụng cụ đo chiều cao và góc trong không gian nhờ gương phẳng của mình.
Ngoài thành tích đó Tiến còn có một “kho” giải thưởng đáng nể, như giải nhất cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay của tỉnh và giải ba ở cuộc thi quốc gia; giải nhất vật lý và thiên văn Intel tại Việt Nam tháng 1/2011. Tiến đã vinh dự nhận giải thưởng Lý Tự Trọng trong dịp 26/3 vừa qua.
Hiện Tiến cùng người bạn trong nhóm Phạm Phước Long gấp rút hoàn thiện đề tài để tham gia hội thi khoa học và kỹ thuật của Intel 2011 được tổ chức tại Mỹ. “Em rất tự tin về đề tài của mình và hy vọng nó sẽ được ứng dụng nhiều vào thực tế”, Tiến chia sẻ.
Khi được hỏi về ước mơ, Tiến tâm sự: “Em luôn ước mơ trở thành nhà khoa học, nhà nghiên cứu về vật lý để có thể tiếp cận với những khoa học mới”.
Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế Intel ISEF dành cho khối phổ thông, nhằm tạo điều kiện cho những nhà khoa học trẻ trình bày các dự án khoa học tiên tiến.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới
Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.
