Nhà khoa học Việt làm Chủ tịch nghiên cứu mạng 6G tại Anh
Giáo sư Dương Quang Trung có vai trò điều hành nghiên cứu kết hợp mạng 6G với các phương tiện truyền thông không dây, truyền dữ liệu, radar và hình ảnh.
Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh mới đây công bố danh sách bổ nhiệm bốn Chủ tịch Nghiên cứu mới trong đó Giáo sư Dương Quang Trung, Đại học Queen’s Belfast (Anh) sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến mạng viễn thông 6G thuộc dự án của Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh.
GS Dương Quang Trung (giữa) nhận giải thưởng Vice-Chancellor's Research Prize năm 2016. (Ảnh: University Queen's Belfast).
Giáo sư Trung hướng các nghiên cứu vào trọng điểm kết hợp 6G với các phương tiện truyền thông không dây, truyền dữ liệu, radar và hình ảnh, tận dụng ưu điểm băng thông rộng và độ tải chậm gần như bằng 0, góp phần phục vụ y tế như chẩn đoán và phẫu thuật từ xa, xe tự lái, thực tế ảo hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe.
GS Trung cho biết, không giống như các thế hệ truyền thông di động trước đây, 6G không chỉ tập trung vào tốc độ dữ liệu nhanh hơn cho các dịch vụ truyền thống, mà còn tập trung vào khả năng kết nối, liên kết số lượng lớn của các thiết bị tự động. 6G sẽ giải quyết các nhu cầu cụ thể của các thiết bị IoT bằng cách đạt được hai mục tiêu, gồm duy trì độ tin cậy cực cao (99,999%) của 5G và giảm thiểu quá trình kết nối chậm giữa thời gian truyền và nhận dữ liệu.
GS Trung (42 tuổi, quê Quảng Nam) tốt nghiệp tiến sĩ vào cuối 2012. Năm 2018, anh được phong là Phó Giáo sư mà không cần qua cấp Giảng viên Cao cấp (Senior Lecturer). Hồi tháng 7, anh được phong Giáo sư thực thụ (Full Professor) sau 6 năm làm việc trường Đại học Queen’s Belfast, là một trong những trường hợp nhanh nhất trong lịch sử 200 năm của trường.
Anh từng đạt được nhiều giải thưởng nghiên cứu uy tín, đặc biệt là giải Newton 2017 của chính phủ Anh. Hiện tại, anh vẫn thực hiện kết nối các nhà khoa học Việt Nam với Vương quốc Anh về cơ hội học tập và nghiên cứu.

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Nicolas Copernic (1473 - 1543) Nhà lý thuyết thiên tài: thuyết Vũ trụ Nhật Tâm
Thuyết của Copernic có ưu điểm hơn của Ptolémée là giải thích được sự chuyển động hàng ngày của mặt trời và sao (do chuyển động của trái đất xung quanh chính nó) và chuyển động của mặt trời hàng năm (do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời).
