"Nhà máy dầu nổi" thông minh đầu tiên của Trung Quốc
Tàu Haiyang Shiyou 123 xuất xưởng tại Nam Thông, tỉnh Giang Tô, hôm 16/6, đánh dấu cột mốc lớn trong quá trình phát triển của ngành năng lượng Trung Quốc.
Haiyang Shiyou 123 là tàu sản xuất, lưu trữ và dỡ hàng (FPSO) có thể xử lý dầu và khí trên biển, giúp loại bỏ quá trình vận chuyển từ các giàn khoan ngoài khơi đến nhà máy trên bờ. Con tàu do công ty Dịch vụ và Công nghệ Năng lượng thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vận hành.
Tàu Haiyang Shiyou 123 tại thành phố Nam Thông. (Ảnh: CFP).
Haiyang Shiyou 123 có sức chứa 100.000 tấn với chiều dài 241,5m, rộng 45,2m và cao 25,4m. Diện tích boong tương đương với 1,5 sân bóng tiêu chuẩn. Con tàu trang bị hơn 8.000 cảm biến theo dõi nhiệt độ, áp suất và mức chất lỏng. Dữ liệu mà hệ thống cảm biến thu thập sẽ được gửi đến phòng máy chủ, nơi phát các lệnh để điều khiển hoạt động sản xuất của tàu.
"Với "bộ não" này trên tàu, chúng tôi có thể xem và sử dụng mọi dữ liệu ở cùng một nơi. Kinh nghiệm của chúng tôi được chuyển thành thuật toán giúp đưa ra những quyết định tối ưu hơn. Khi xảy ra sự cố, chúng tôi có thể chẩn đoán và hành động nhanh hơn", Deng Xin, kỹ sư trên tàu, cho biết.
Ngoài hệ thống trên tàu, một bản sao kỹ thuật số của con tàu cũng được thiết lập để vận hành kết hợp trên biển - trong đất liền. Bản sao kỹ thuật số nằm trong trung tâm điều khiển thông minh ở thành phố Thâm Quyến, cách tàu thật 1.000 km. Bản sao ảo này có thể dùng để giám sát quá trình sản xuất theo thời gian thực.
"Bản sao giúp chúng tôi tăng khả năng đối phó với những trường hợp khẩn cấp. Hệ thống mới nhanh hơn nhiều so với quy trình truyền thống dựa trên kinh nghiệm", Zhang Baolei, kỹ sư phó của dự án Haiyang Shiyou 123, nhận xét.
Haiyang Shiyou 123 dự kiến được đưa đến mỏ dầu Lufeng 12-3 trong những tuần tới. Năng suất ước tính của tàu là 1,5 triệu tấn mỗi năm. Xuất xưởng Haiyang Shiyou 123 là một cột mốc quan trọng của ngành dầu khí Trung Quốc. Công nghệ tiên tiến của con tàu sẽ giúp tăng hiệu quả và tính an toàn của hoạt động sản xuất dầu ngoài khơi. Bên cạnh đó, con tàu cũng là minh chứng cho sự phát triển của Trung Quốc về công nghệ bản sao kỹ thuật số.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
