Nhà nghiên cứu ghép lại ngón tay thất lạc 500 năm của tượng đồng
Ngón tay trỏ của bức tượng đồng cao 12m gãy rời vào năm 1584, sau đó bị Bảo tàng Louvre phân loại nhầm thành ngón chân
Tượng bàn tay Constantinus Đại đế ở bảo tàng Capitoline, Rome, đã "gặp lại" ngón trỏ thất lạc sau khoảng 500 năm. Ngón tay dài 38 cm được tìm thấy tại Bảo tàng Louvre, Paris, năm 2018. Các chuyên gia tiến hành ghép nó vào bức tượng hôm 28/4. Nó được gắn vào vị trí một cách hoàn hảo với phương pháp không xâm lấn, không lộ và có thể điều chỉnh lại nếu cần, theo Claudio Parisi Presicce - giám đốc bảo tàng Capitoline.
Ngón trỏ được ghép lại vào bàn tay của tượng Constantinus Đại đế. (Ảnh: Zeno Colantoni/Musei Capitolini).
Ngón tay nằm trong số những cổ vật mà Bảo tàng Louvre mua lại từ nhà sưu tầm Giampietro Campana năm 1863. Năm 1913, bảo tàng phân loại nhầm nó là tượng ngón chân từ thời La Mã.
Năm 2018, trong chuyến nghiên cứu kỹ thuật hàn cổ đại của những bức tượng đồng lớn, nhà nghiên cứu Aurélia Azéma phát hiện ngón tay sẽ khớp với một bức tượng cao khoảng 12 m. Điều này khiến Azéma nghĩ đến ngón trỏ bị mất của tượng Constantinus Đại đế.
Nicolas Melard, nhà khảo cổ tại Bảo tàng Louvre, sử dụng kỹ thuật 3D để làm bản sao của ngón tay. Francoise Gaultier và Sophie Descamps, hai quản lý bảo tàng, đưa nó đến Rome vào tháng 6/2018. Kết quả, bản sao hoàn toàn phù hợp với bàn tay của tượng Constantinus Đại đế.
Đầu, tay trái và quả cầu của tượng Constantinus Đại đế trong bảo tàng Capitoline. (Ảnh: Zeno Colantoni/Musei Capitolini).
Các bộ phận của bức tượng đang bảo quản tại Bảo tàng Capitoline gồm đầu, tay trái và một quả cầu. Tay trái, vốn cầm quả cầu, bị thiếu lòng bàn tay và một đoạn ngón giữa. Các chuyên gia cho rằng ngón trỏ bị rời ra khi người xưa tách quả cầu khỏi bàn tay và đặt lên trên một chiếc cột ở đường Appian, con đường hình thành sớm nhất và quan trọng nhất của đế quốc La Mã, vào năm 1584.
Các nhà nghiên cứu chưa rõ ngón tay này lưu lạc ở đâu trước khi Campana đưa vào bộ sưu tập, nhưng quan trọng là giờ nó đã trở về đúng vị trí. "Đây là một cách hay để đánh dấu việc bảo tàng mở cửa lại", Virginia Raggi, thị trưởng Rome, nhận xét. Bảo tàng Capitoline mở cửa lại ngày 26/4 sau nhiều tháng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
