Nhảy vọt đi để tránh bị ăn sau khi giao phối, nhện đực chia tay bạn tình ở tốc độ 3km/h
Nếu không nhanh chóng rời đi, con nhện dệt cầu này sẽ trở thành bữa ăn lại sức cho con cái sau khi giao phối.
Mang pháp danh Philoponella prominens, con đực thuộc loài nhện dệt cầu có bộ chi mạnh mẽ, giúp cơ thể bật đi với tốc độ lên tới hơn 80 cm/s, tương đương 3 km/h. Trong khi nhiều loài vật sử dụng chân để chạy thoát kẻ thù, P. prominens lại dùng khả năng bật nhảy thượng thừa để trốn khỏi bốn “vòng tay” chết chóc của bạn tình.
Ngay khi hoàn thành hành vi giao cấu, con đực sử dụng sức ép thủy lực từ các khớp chân để bật khỏi cơ thể bạn tình.
Theo lời nhà nghiên cứu Zhang Shichang, tốc độ trong không khí của con nhện nhanh tới mức camera thường không thể bắt hết các chi tiết. Chuyên gia về nhện Shichang chính là người phát hiện ra điểm chung giữa những cuộc giao phối của P. prominens, là con đực luôn luôn bắn đi sau khi thụ tinh.
Anh Shichang và cộng sự đã đặt camera tốc độ cao để ghi lại cảnh tượng, và đăng tải báo cáo của mình trên tạp chí Current Biology hôm đầu tuần.
Con đực đè đầu chi trước lên người con cái, và ngay khi hoàn thành hành vi giao cấu, sinh vật bé nhỏ sử dụng sức ép thủy lực từ các khớp chân để bật khỏi cơ thể bạn tình. Nếu chậm chân, con đực sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng để con cái nuôi dưỡng hậu duệ của mình.
Trong 155 thử nghiệm giao phối, có 152 trường hợp con đực nhanh chân thoát được vòng tay bạn tình. Nhưng cuối cùng, 30 con nhện đực tham gia thử nghiệm vẫn phải hy sinh thân mình cho khoa học và cho đàn con tương lai.
Nhện đực nhanh chóng nhảy khỏi con cái sau khi hoàn thành "nghi lễ" giao phối.
Để đảm bảo hành vi bật nhảy này được sử dụng để trốn thoát chứ không mang tác dụng nào khác, nhóm nghiên cứu đã thử chặn đường nhảy của nhện đực. Kết quả đã rõ: tất cả 30 con nhện đực đã không thể thoát được chiếc ôm của bạn tình, trở thành bữa ăn cải thiện.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Zhang Shichang, các con nhện đực thi triển kế thứ 36 trong Binh pháp tôn tử để tránh bị ăn thịt. Anh mô tả hành vi cứu mạng mình của nhện đực là “màn biểu diễn động lực tuyệt vời”, còn chúng ta có thể tạm gọi đây là tình một đêm chóng vánh.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
