Nhiếp ảnh gia chụp được ảnh cá sấu sống sót sau khi mất nửa bộ hàm

Con cá sấu dài 2,7m sinh sống ở vùng đầm lầy Everglades dường như vẫn hoạt động bình thường dù bị mất phần lớn hàm trên.

Nhiếp ảnh gia chụp được ảnh cá sấu sống sót sau khi mất nửa bộ hàm
Con cá sấu có thể bị đồng loại cắn mất nửa bộ hàm trong một trận kịch chiến. (Ảnh: Stacey Lynette)

Stacey Lynette, cư dân ở Florida, chia sẻ ảnh chụp con cá sấu đặc biệt bơi trên mặt nước với những chiếc răng hàm dưới nhô ra ở nơi đáng lẽ là phần hàm trên. Theo Lynette, bất chấp hình dáng kỳ lạ, con cá sấu có vẻ vẫn ổn.

Khoảng 1,3 triệu con cá sấu mõm ngắn đang sinh sống ở Florida, phân bố khắp 67 hạt. Chúng có thể dài tới 4,6m và nặng hơn 544kg, đạt tuổi thọ 30 - 50 năm trong tự nhiên. Săn cá sấu lớn là hoạt động hợp pháp ở bang Florida. Cá sấu mõm ngắn rất giỏi tự chữa lành vết thương. Chúng là một trong số ít động vật có xương sống trên cạn có thể mọc lại phần phụ là đuôi. Tất nhiên, con cá sấu trong ảnh chụp của Lynette không thể mọc lại toàn bộ hàm răng, nhưng khả năng tự chữa lành chắc chắn giúp nó không bị chảy máu tới chết sau tai nạn.

Cá sấu mõm ngắn thường tranh giành quyền giao phối và lãnh thổ, đặc biệt vào mùa sinh sản. Những cuộc chiến dữ dội có thể xảy ra trong suốt thời kỳ căng thẳng dâng cao này và chúng có thể gây ra vết thương nặng cho đối thủ như làm gãy chân hoặc hỏng mắt. Có thể con cá sấu bị mất hàm trên trong một cuộc chiến như vậy.

Lý do chính khiến nhiều người e sợ cá sấu mõm ngắn là hàm răng sắc nhọn của chúng. Chúng nằm ở đầu chuỗi thức ăn, sử dụng bộ hàm chứa hơn 80 chiếc răng để hạ gục con mồi. Chúng nổi tiếng với lực cắn thuộc hàng mạnh nhất trong thế giới động vật. Lực cắn tối đa từng được ghi nhận ở loài này là hơn 13.000 N. Bắt mồi với nửa bộ hàm có thể gây khó khăn cho con cá sấu. Nó có thể sống sót nhờ con mồi nhỏ như động vật không xương sống, cá, rùa, động vật lưỡng cư và thậm chí hoa quả.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài kỳ nhông khổng lồ mới thuần chủng về mặt di truyền ở Trung Quốc

Phát hiện loài kỳ nhông khổng lồ mới thuần chủng về mặt di truyền ở Trung Quốc

Một loài kỳ nhông hoang dã và thuần chủng về mặt di truyền thuộc nhóm kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc đã được phát hiện ở quận Tĩnh An, tỉnh Giang Tây.

Đăng ngày: 26/05/2022
Thật bất ngờ, giờ đây loài khỉ Nhật Bản đã biết cưỡi hươu!

Thật bất ngờ, giờ đây loài khỉ Nhật Bản đã biết cưỡi hươu!

Khỉ Nhật Bản, giống khỉ vốn đã trở nên nổi tiếng với việc biết tắm nước nóng trong môi trường sống đầy tuyết của chúng, thì giờ đây chúng lại gây chú ý thêm một lần nữa với việc biết cưỡi hươu sika.

Đăng ngày: 26/05/2022
Nhà khoa học sốc khi 1 thí nghiệm vô tình khiến chuột hamster

Nhà khoa học sốc khi 1 thí nghiệm vô tình khiến chuột hamster "thay tính đổi nết"

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Georgia, Mỹ bị sốc sau thí nghiệm chỉnh sửa gene khiến chuột hamster trở nên hung dữ hơn

Đăng ngày: 26/05/2022
Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Tìm ra chất vô hiệu hóa nọc độc rắn viper trong trái cây

Phát hiện mới sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong và tổn thương nặng do các vết cắn của một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 25/05/2022
Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Chim cắt lớn đạp lưng bồ nông giữa không trung

Thấy bồ nông nâu bay đến quá gần tổ, chim cắt lớn - loài chim nhanh nhất thế giới - nhanh chóng lao ra cảnh cáo.

Đăng ngày: 25/05/2022
Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Làm thế nào mà báo hoa mai có thể sinh sống ở Châu Phì dù bị sư tử truy đuổi rất gắt gao?

Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cách báo hoa mai Nam Phi sử dụng những kỹ năng đặc biệt của mình để đạt được sự chung sống hòa bình với sư tử.

Đăng ngày: 24/05/2022
Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà làm thế nào để sống sót trên sa mạc cằn cỗi?

Lạc đà sống được ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Bí quyết sinh tồn của chúng là gì?

Đăng ngày: 24/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News