Nhóm sinh viên nghiên cứu biến dầu ăn cũ thành xà phòng

Bằng phản ứng xà phòng hóa của chất béo khi tiếp xúc dung dịch kiềm mạnh, một nhóm sinh viên nghiên cứu thành công xà phòng tái chế từ dầu ăn đã qua sử dụng

Sau hơn 9 tháng nghiên cứu, nhóm sinh viên Khoa Môi trường - Trường ĐH Sài Gòn (TP HCM) - gồm: Sato Do, Đoàn Trọng Kha, Cao Hoàng Phúc và Lê Hoàng Khánh Ngân - đã cho ra mẫu xà phòng hoàn thiện đầu tiên. Hai loại xà phòng dạng rắn và lỏng do nhóm nghiên cứu có giá từ 30.000 đồng/sản phẩm.

Nhóm sinh viên nghiên cứu biến dầu ăn cũ thành xà phòng
Nhóm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn (TP HCM) nhận giải tại cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka năm 2023. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Thuyết trình về dự án, nhóm trưởng Sato Do cho biết qua khảo sát, đa số dầu ăn đã qua sử dụng đều được thải trực tiếp xuống cống thoát nước. Đây là một trong những lý do khiến hệ thống thoát nước ở đô thị bị tắc nghẽn và gây ô nhiễm nguồn nước do dầu ăn tích tụ. Từ thực tế này, nhóm sinh viên định hướng mục tiêu nghiên cứu giải pháp tái chế dầu ăn đã qua sử dụng thành sản phẩm tẩy rửa.

Dầu ăn cũ được nhóm thu về từ các hộ gia đình, lọc cặn, khử mùi rồi khuấy đều với dung dịch NaOH pha loãng. Sau đó, tiếp tục cho bột đất sét, bột màu vào hỗn hợp dung dịch và khuấy cho đến khi sệt lại rồi đổ vào khuôn. Cuối cùng, hỗn hợp này được phơi trong phòng lạnh để quá trình xà phòng hóa diễn ra hoàn toàn. Sau 7 tuần, sản phẩm xà phòng có thể đem ra sử dụng.

Nhóm
Sản phẩm xà phòng làm từ dầu ăn đã qua sử dụng. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Cao Hoàng Phúc cho hay nhóm đã tìm tòi và nghiên cứu ra công thức tính toán lượng NaOH thích hợp cần dùng để xà phòng hóa lượng dầu ăn, tránh hiện tượng xà phòng tạo ra có độ pH cao khiến người sử dụng dễ bị ăn da tay. Nhóm cũng bổ sung tinh dầu vào xà phòng để tạo mùi hương dễ chịu và tạo hình nhiều kiểu để sản phẩm trông đẹp mắt hơn.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn cho biết thời gian đầu, họ gặp không ít khó khăn để vừa cân bằng giữa nhiệm vụ chính là học tập ở trường vừa bảo đảm tiến độ nghiên cứu. Mặc dù đã áp dụng nhiều kiến thức được học nhưng những thử nghiệm đầu tiên của nhóm đều thất bại khi sản phẩm xà phòng vẫn còn mùi dầu ăn. Sau mỗi lần thất bại, cả nhóm lại cùng đánh giá để tìm ra công thức hiệu chỉnh cho lần thí nghiệm sau.

"Nhóm đang tiếp tục hoàn thiện quy trình tái chế dầu ăn theo hướng đơn giản để người dân có thể tự làm xà phòng tại nhà. Qua đó, mỗi người sẽ vừa góp phần bảo vệ hệ thống thoát nước của đô thị vừa tiết kiệm được khoản tiền mua chất tẩy rửa" - nhóm trưởng Sato Do hào hứng.

ThS Nguyễn Thị Ngọc Thảo, giảng viên Khoa Môi trường - Trường ĐH Sài Gòn, đánh giá cao ý nghĩa cộng đồng của sản phẩm xà phòng tái chế từ dầu ăn đã qua sử dụng. Tuy nhiên, nếu sản xuất sản phẩm này với quy mô lớn, nhóm cần tính đến những khó khăn, nhất là quy trình thu gom nguyên liệu để tái chế.

"Qua sử dụng cho thấy xà phòng làm từ dầu ăn cũ có khả năng tẩy rửa tốt nhưng không lưu mùi hương lâu. Bên cạnh đó, so với những loại xà phòng thông thường, xà phòng này mềm và ít bọt hơn" - ThS Thảo nhận xét.

Sản phẩm xà phòng làm từ dầu ăn đã qua sử dụng đoạt giải ba lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong cuộc thi "Sinh viên nghiên cứu khoa học" cấp trường, giải khuyến khích cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka năm 2023 do Thành Đoàn phối hợp ĐHQG TP HCM tổ chức.

Mở workshop để "nâng cấp" sản phẩm

Song song với việc nghiên cứu, nhóm sinh viên còn tổ chức các buổi workshop dành cho những người có nhu cầu, mong muốn bảo vệ môi trường và thư giãn cuối tuần. Bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu, nhóm còn trực tiếp hướng dẫn cách tái chế dầu ăn đã qua sử dụng thành xà phòng.

Thông qua việc tổ chức workshop, nhóm vừa có thêm kinh phí để tiếp tục nghiên cứu vừa ghi nhận góp ý của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Từ đó, nhóm "nâng cấp" những phiên bản mới có chất lượng hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cỗ máy đúc dải phân cách kiểu

Cỗ máy đúc dải phân cách kiểu "mỳ ăn liền" giúp thi công thần tốc tuyến cao tốc 11.808 tỷ đồng ở Việt Nam

Việc áp dụng công nghệ mới vào thi công dải phân cách tự động sẽ giúp việc xây dựng tuyến cao tốc trị giá 11.808 tỷ đồng về đích trước thời hạn.

Đăng ngày: 31/01/2024
Nữ nghiên cứu sinh Việt tìm cách chẩn đoán bệnh thần kinh hiếm gặp

Nữ nghiên cứu sinh Việt tìm cách chẩn đoán bệnh thần kinh hiếm gặp

Hội chứng ALS là loại bệnh hiếm gặp khi thần kinh điều khiển các cơ trong cơ thể chết đi hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người bệnh bị teo cơ và liệt người.

Đăng ngày: 30/01/2024
Top 5 mẹo dùng quạt sưởi điện an toàn

Top 5 mẹo dùng quạt sưởi điện an toàn

Không bật nhiệt độ quá cao, không bật tắt đột ngột và không nên dùng máy sưởi cả ngày để tránh ngột ngạt, khó thở hoặc rò điện, bỏng.

Đăng ngày: 26/01/2024
Mẹo nhỏ giúp xe điện hoạt động tốt dưới trời lạnh

Mẹo nhỏ giúp xe điện hoạt động tốt dưới trời lạnh

Trong tình cảnh xe điện tại nhiều khu vực ở nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề vì bão tuyết quét qua, Ford đã đưa ra một số chỉ dẫn cho người dùng loại xe vẫn còn mới này.

Đăng ngày: 24/01/2024
Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu

Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu

Kết hợp vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn với bột đá vôi dolomit, hai cậu học trò miền Tây đã làm ra viên nén nhiên liệu cháy tốt, nhiệt lượng tỏa ra hơn than đá.

Đăng ngày: 23/01/2024
Sinh viên chế thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy

Sinh viên chế thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy

Thiết bị của nhóm sinh viên thiết kế có cảm biến nhận biết khói và phát hiện hơi xăng giúp phát tín hiệu điều khiển và tự khởi động bình chữa cháy trong trường hợp khẩn cấp.

Đăng ngày: 22/01/2024
Hệ thống sạc xe điện không dây 500 kW siêu nhanh

Hệ thống sạc xe điện không dây 500 kW siêu nhanh

Hệ thống mới do công ty Mỹ phát triển được lắp đặt dưới mặt đường, có thể sạc đầy pin cho xe tải điện hạng nặng chỉ trong 15 phút.

Đăng ngày: 22/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News