Những điều cần biết trước khi tiêm chủng

Để có thể tiêm chủng một cách thuận lợi mà không xảy ra sai sót, chúng ta cần lưu ý những điều dưới đây.

Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Tại sao cần khám sàng lọc trước khi tiêm chủng?

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Những điều cần biết trước khi tiêm chủng
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng nhằm phát hiện những bất thường để quyết định có tiêm nữa hay không.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyế cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

  • Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

Kỳ quái con hươu có lông mọc từ nhãn cầu

Chuột ngoại cỡ ăn thịt chim biển có nguy cơ tuyệt chủng

Chấm xanh trên màn hình iPhone có ý nghĩa gì?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung tâm tiêm chủng VNVC

Trung tâm tiêm chủng VNVC

Với hệ thống nhiều cơ sở trải dài từ Nam ra Bắc, VNVC tự hào là đơn vị tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP.

Đăng ngày: 25/02/2021
Hệ thống có thể cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Hệ thống có thể cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Thiết bị này có thể nhận biết những thay đổi nhỏ nhất của bề mặt da, phát hiện các cơn xơ cứng động mạch, từ đó tiên lượng nguy cơ đột quỵ.

Đăng ngày: 24/02/2021
Nghiên cứu: ăn nho bảo vệ da khỏi tia UV tốt không kém thoa kem chống nắng

Nghiên cứu: ăn nho bảo vệ da khỏi tia UV tốt không kém thoa kem chống nắng

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây, nho được phát hiện có khả năng tạo ra một “lớp bảo vệ” cho da từ bên trong trước tác động nguy hiểm của tia UV có trong ánh sáng Mặt Trời.

Đăng ngày: 24/02/2021
Nước ngọt không đường cũng không tốt cho sức khỏe

Nước ngọt không đường cũng không tốt cho sức khỏe

Nước ngọt không đường dành cho người ăn kiêng luôn được xem là tốt cho sức khỏe hơn phiên bản có đường.

Đăng ngày: 23/02/2021
Cảnh báo virus từ dơi gây phù não có thể là đại dịch tiếp theo

Cảnh báo virus từ dơi gây phù não có thể là đại dịch tiếp theo

Các nhà khoa học đã cảnh báo, căn bệnh phù não do virus Nipah gây ra có nguy cơ chết người ước tính gấp 75 lần so với virus SARS-CoV-2, có thể là đại dịch tiếp theo.

Đăng ngày: 23/02/2021
Phát hiện một đột biến gene làm tăng giới hạn chịu lạnh của con người

Phát hiện một đột biến gene làm tăng giới hạn chịu lạnh của con người

Tuy mang lại khả năng chịu lạnh tốt hơn, nhưng đột biến gen này cũng khiến người “may mắn thừa hưởng” dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường.

Đăng ngày: 22/02/2021
Cách chọn mua nồi chiên không dầu chuẩn nhất

Cách chọn mua nồi chiên không dầu chuẩn nhất

Người dùng nên chọn những sản phẩm có dung tích, công suất phù hợp và thương hiệu uy tín.

Đăng ngày: 22/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News