Những điều nên biết về giải Nobel Y học

Alfred Nobel đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu y học. Thông qua Viện Karolinska, ông đã liên lạc với nhà sinh lý học người Thuỵ Điển Jöns Johansson vào khoảng năm 1890. Johansson đã đến làm việc trong phòng thí nghiệm của Nobel ở Sèvran, Pháp trong một khoảng thời gian vào năm đó. Sinh lý học hay Y học là lĩnh vực trao thưởng thứ 3 được Nobel đề cập đến trong di chúc của ông.


Một tấm huy chương giải Nobel được trưng bày. (Ảnh: Postmedia News).

Năm 1901, Emil von Behring Emil von Behring đã được trao tặng giải Nobel đầu tiên về Sinh lý hoc hay Y học vì công trình nghiên cứu về liệu pháp huyết thanh, đặc biệt vì tính ứng dụng của nó trong việc điều trị bệnh bạch hầu. Giải Nobel Y học về sau đã vinh danh hàng loạt khám phá quan trọng bao gồm cả thuốc penicillin, xây dựng bản đồ gen và phân loại máu.

Giải Nobel Y học do Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska trao thưởng hàng năm.

Số giải Nobel Y học

100 giải Nobel Y học đã được trao thưởng kể từ năm 1901. Tuy nhiên, tổng cộng đã có 9 lần giải thưởng đã không được trao tặng vào các năm 1915, 1916, 1917, 1918, 1921, 1925, 1940, 1941 và 1942. Tại sao lại như vậy? Trong quy chế của Quỹ Nobel có nêu rõ: "Nếu không có công trình nào nằm trong diện được xét duyệt, được cho là đủ tầm quan trọng như đề cập trong phần một thì tiền thưởng cho giải sẽ được dành lại cho năm sau. Nếu, ngay cả khi đó, giải thưởng không thể trao tặng được, số tiền thưởng sẽ được cộng dồn vào các quỹ giới hạn của Quỹ Nobel". Trong Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, số giải thưởng Nobel có chủ cũng ít hơn.

Những con số thống kê ấn tượng về giải Nobel Y học

37 giải từng được trao cho một người thắng giải duy nhất.

31 giải từng được trao cho hai người đồng thắng giải.

32 giải từng được trao cho ba người đồng thắng giải.

Tại sao lại như vậy? Quy chế của Quỹ Nobel có nêu rõ: Giá trị giải thưởng có thể được chia đồng đều cho hai công trình, mà mỗi công trình được xem là xứng đáng được trao giải. Nếu một công trình được trao giải do 2 hoặc 3 người làm nên thì giải thưởng sẽ được trao chung cho họ. Không có trường hợp nào giá trị giải thưởng bị chia sẻ cho hơn 3 người trúng giải.

Các chủ nhân của giải Nobel Y học

195 cá nhân đã nhận giải Nobel Y học kể từ năm 1901 và không ai trong số này từng được trao giải 2 lần.

Trong số các chủ nhân của giải Nobel Y học, chỉ có 10 người là nữ và Barabara McClintock là nhà nữ khoa học duy nhất không phải chia giải Nobel Y học danh giá với ai.

Cho tới thời điểm hiện tại, chủ nhân trẻ nhất của giải Nobel Y học là Frederick G. Banting. Ông Banting đã được trao giải năm 1923 khi mới 32 tuổi.

Ngược lại, người cao tuổi nhất từng nhận giải là Peyton Rous. Ông trở thành chủ nhân giải Nobel Y học năm 1966 khi đã 87 tuổi.

Người giành giải Nobel Y học sống thọ nhất là Rita Levi-Montalcini. Bà từng trở thành chủ nhân giải Nobel năm 1986 và đã kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình vào ngày 22/4/2009.

Không có giải Nobel Y học nào được trao cho một nhà khoa học đã qua đời. Từ năm 1974, quy chế của Quỹ Nobel khẳng định, không giải Nobel nào được trao cho người đã khuất, trừ khi cái chết đó xảy ra sau khi có tuyên bố họ thắng giải. Trước năm 1974, giải Nobel chỉ được trao cho người đã khuất hai lần: Dag Hammarskjöld (giải Nobel Hoà bình năm 1961) và Erik Axel Karlfeldt (giải Nobel Văn học năm 1931).

Có một nhà khoa học từng bị nhà chức trách nước mình cấm nhận giải Nobel Y học: Trùm phát xít Adolf Hitler đã cấm 3 nhà khoa học Đức nhận giải Nobel, kể cả Gerhard Domagk - người được trao giải Nobel Y học năm 1939. Hai nhà khoa học còn lại đều giành giải Nobel trong lĩnh vực Hoá học là Richard Kuhn năm 1938 và Adolf Butenandt năm 1939. Tất cả những nhà khoa học này sau đó có thể nhận huy chương và bằng chứng nhận đoạt giải Nobel, ngoại trừ tiền thưởng.

Những chủ nhân giải Nobel Y học trong một gia đình

Vợ chồng: Gerty Cori và Carl Cori được đồng trao giải Nobel Y học năm 1947

Cha và con: - Hans von Euler-Chelpin (Nobel Hoá học) và Ulf von Euler (Nobel Y học)

                    - Arthur Kornberg (Nobel Y học) và Roger D. Kornberg (Nobel Hoá học)

Anh em: Jan Tinbergen (Nobel Kinh tế) và Nikolaas Tinbergen (Nobel Y học)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 15/05/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 14/05/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 02/05/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 23/04/2025
Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Đăng ngày: 21/04/2025
Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News