Những loại quả tuyệt đối không ăn nếu lạc vào rừng

Bị lạc trong rừng nên làm gì và không nên làm gì là điều bạn rất băn khoăn? Một trong những bí kíp để sống sót trong rừng là tránh xa những thứ không thể ăn được.

Nếu không may bị lạc trong rừng, điều đầu tiên bạn cần làm để sinh tồn là tìm nguồn thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, vì có những loại cây nhìn thì hoàn toàn vô hại nhưng lại có thể giết chết bạn.

1. Anh đào đen (Nightshade)

Có tên khoa học là Atropa Belladonna, anh đào đen là một cây thân thảo thuộc họ cà Solanaceae, được tìm thấy ở Châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và một số khu vực thuộc Canada và Hoa Kỳ.

Dù có vẻ ngoài giống với trái việt quất và nho đen, nhưng thực chất đây là loài cây rất nguy hiểm với độc tố cực mạnh - cianyde. Các triệu chứng ngộ độc cyanide bao gồm giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, mất thăng bằng, nhức đầu, phát ban, khô miệng và cổ họng, nói lắp, táo bón, rối loạn, ảo giác, co giật...

Chỉ cần ăn từ 2 - 5 quả là đủ để một người khỏe mạnh... "thăng" ngay lập tức.

2. Anh đào dại (Wild cherries)

Anh đào dại là tên gọi chung cho các loài cây anh đào được mọc hoang, không có sự chăm sóc của con người.

Hầu hết anh đào mọc dại không khác gì so với được trồng, dù hương vị có thể ... chán hơn. Tuy nhiên, không phải anh đào dại nào cũng ăn được, vì một số loại anh đào có chứa cianyde - một loại chất kịch độc. Nếu vô tình ăn phải, bạn sẽ chết trong vòng vài nốt nhạc.

3. Quả nhựa ruồi

Cây nhựa ruồi là loại cây bụi thường xanh mọc nhiều ở khắp Châu Âu, Bắc phi, miền tây và trung Á. Lá và cành của cây nhựa ruồi thường được sử dụng để trang trí trong lễ Giáng sinh tại nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, quả nhựa ruồi - dù có vẻ ngoài khá bắt mắt, nhưng lại chứa độc tố saponins. Vô tình nuốt phải loại quả này có thể gây ra nôn mửa, tiêu chảy, mất nước và buồn ngủ kinh khủng khiếp.

Và hiển nhiên với những triệu chứng như vậy, việc ăn quá nhiều loại quả này sẽ không để lại hậu quả tốt đẹp gì cho bạn cả, nhất là khi đang... chưa biết lúc nào trở về được nhà.

4. Quả thương lục Mỹ (Pokeberries)

Quả thương lục Mỹ - Pokeberries - là loại cây bụi có thân màu tím đỏ và quả mọc thành cụm màu tím. Chính vẻ ngoài này khiến nhiều người lầm tưởng chúng là nho và thoải mái ăn chúng.

Nhưng đây là một loại cây có độc tính rất cao, dù phần quả là nơi ít độc tính nhất. Đặc biệt, độc tính trên quả sẽ giảm đi khi chín - chuyển thành màu đen.

Nhưng không vì thế mà pokeberry bỏ được mác "nguy hiểm". Nếu như vô tình nhấm nháp một vài quả thì không sao, tuy nhiên nếu ăn từ 5 - 10 quả sẽ gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, thậm chí tử vong.

5. Quả cây tử đằng

Tử đằng là loài cây khá nổi tiếng vì vẻ đẹp của nó mỗi khi vào mùa nở hoa. Là loài cây hoa thuộc họ đậu, tử đằng có thể được tìm thấy ở Đông Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Trái ngược với vẻ đẹp của mình, tử đằng sở hữu một loại glycoside độc. Chất này có ở trong hạt, quả và vỏ cây, và nếu ăn phải có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở thậm chí tử vong.


Hoa rất đẹp, nhưng quả cây tử đằng thì không thể đụng đến.

6. Quả hồng trâu

Cây hồng trâu, thuộc họ Màn màn, còn gọi là: cây Rom, cây Mề gà, cây Khua mật, cây Móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng)... Độc tố của quả hồng trâu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi). Bị ngộ độc hồng trâu sẽ dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch.


Độc tố của quả hồng trâu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt.

Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Thử nghiệm trên động vật cho thấy liều tối thiểu gây chết (LDmin) qua đường tiêu hóa của hạt có cả cùi đối với thỏ là 18g/kg thể trọng, đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng (động vật chết do suy hô hấp và trụy tim mạch).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 03/02/2025
Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Đăng ngày: 01/02/2025
Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?

Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.

Đăng ngày: 27/01/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 25/01/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News