Những tác hại không ngờ từ dầu dừa
Dầu dừa hiện nay được sử dụng nhiều trong nấu nướng, chăm sóc da, mỹ phẩm... Tuy nhiên sử dụng quá nhiều nhiều dầu dừa hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những nguy cơ không ngờ.
- Mức cholesterol cao: 90% thành phần của dầu dừa là chất béo bão hòa, và chất này làm tăng lượng cholesterol LDL có hại. Tác động lâu dài của dầu dừa lên mức cholesterol trong cơ thể chưa được nghiên cứu sâu, do đó bạn chỉ nên dùng lượng vừa phải.
- Có hại cho tim: Các thực phẩm giàu chất béo bão hòa có liên quan đến bệnh động mạch vành. Dầu dừa chứa hàm lượng chất béo bão hòa đặc biệt cao và hoàn toàn không chứa các axit béo thiết yếu.
Sử dụng dầu dừa cho da dầu chỉ khiến tình trạng mụn nhọt tệ hơn.
- Mụn: Dầu dừa được cho là có hiệu quả trong điều trị mụn nhờ có các thành phần kháng khuẩn, nhưng điều này chỉ đúng với da khô hoặc da thường. Sử dụng dầu dừa cho da dầu chỉ khiến tình trạng mụn nhọt tệ hơn.
- Tiêu chảy: Dầu dừa chứa các thành phần kháng khuẩn, do đó nếu sử dụng quá nhiều dầu dừa có thể khiến cả vi khuẩn có lợi và có hại đều bị tiêu diệt. Điều này làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, khiến bạn bị tiêu chảy.
- Đau bụng: Nhiều người có triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn sau khi sử dụng quá nhiều dầu dừa. Đó có thể là do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột như đã nói ở trên. Ngoài ra, có thể do dầu dừa chứa quá nhiều chất béo hoặc do cơ thể không có đủ enzyme để phân rã các thành phần của dầu dừa.
- Dị ứng: Những người bị dị ứng với dầu dừa cần tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa dầu dừa. Dị ứng dầu dừa có thể gây mẩn ngứa, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí sốc phản vệ hoặc tim đập nhanh.
- Nhiễm nấm: Sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn khi quan hệ tình dục có thể làm mất cân bằng pH âm đạo, gây các vấn đề như nhiễm nấm. Dầu dừa cũng làm tăng nguy cơ rách bao cao su.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Nhiều người cho rằng dầu dừa gây ra bệnh suy giáp, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
- Tăng cân: Dầu dừa giàu chất béo bão hòa, do đó tiêu thụ quá nhiều dầu dừa có thể khiến bạn tăng cân. Mỗi gam chất béo tương đương 9 calo, trong khi mỗi gam carb chỉ tương đương 4 calo.
- Đau đầu: Những người sử dụng dầu dừa để thải độc có thể gặp triệu chứng đau đầu, do quá trình thải độc có thể sinh ra các độc tố nấm. Các cơn đau đầu nhẹ có thể xuất hiện khi cơ thể cố gắng chống lại các độc tố này.
Tóc nhanh bết, và tăng độ dầu trên da đầu: Dầu dừa có công dụng rất tốt trong việc dưỡng tóc mềm mượt, phục hồi tóc chẻ ngọn và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Tuy nhiên lượng chất béo có trong đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ dầu trên da đầu. Với ủ tóc, bạn chỉ nên dùng 2 - 4 thìa dầu dừa cho mái tóc tùy độ ngắn dài và thời gian ủ chỉ cần 10 - 15 phút là đủ. Nếu dùng với liều lượng nhiều hơn, đồng thời ủ lâu hơn sẽ khiến tóc dễ bị bết, tạo điều kiện cho gàu, nấm phát triển.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.
Đăng ngày: 01/04/2025

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.
Đăng ngày: 31/03/2025

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.
Đăng ngày: 31/03/2025

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
Đăng ngày: 29/03/2025

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
Đăng ngày: 26/03/2025

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?
Đăng ngày: 24/03/2025

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung
Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...
Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm