Những thí nghiệm độc đáo trên trạm ISS
Các phi hành gia chuẩn bị bay lên ISS bằng tàu Crew Dragon của SpaceX sẽ thực hiện nhiều thí nghiệm mới về bay vũ trụ.
Nhiệm vụ chở người thương mại đầu tiên của SpaceX không chỉ đưa phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) mà còn mang theo những thí nghiệm khoa học độc đáo. Tàu Crew Dragon chở 4 phi hành gia trong nhiệm vụ Crew-1 của SpaceX, cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida vào tối ngày 14/11 theo giờ địa phương. Phi hành gia NASA Shannon Walker, Victor Glover và Mike Hopkins, cùng phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi sẽ thực hiện các thí nghiệm sau.
Phi hành đoàn mới sẽ sử dụng chip sinh học để nghiên cứu hiện tượng mất khối lượng cơ, chức năng phổi và máu não. (Ảnh: NIH).
Food Physiology: Trôi nổi vài tháng trong môi trường vi trọng lực có thể làm thay đổi hệ miễn dịch của phi hành gia. Thí nghiệm Food Physiology sẽ kiểm tra việc thay đổi chế độ ăn có thể tăng cường chức năng miễn dịch cho phi hành gia cùng với quần thể vi khuẩn trong ruột của họ hay không. Mục tiêu của thí nghiệm là cải thiện chế độ ăn khi bay vũ trụ và sức khỏe của phi hành đoàn. Trong suốt nhiệm vụ Crew-1 mission, Glover được phân công thu thập mẫu vật sinh học của bản thân để phục vụ thí nghiệm.
SERFE và bộ đồ vũ trụ: NASA đang thiết kế bộ đồ vũ trụ dùng trên Mặt Trăng tiếp theo gọi là Exploration Extravehicular Mobility Unit (xEMU). Khác với bộ đồ EMU để đi bộ không gian bên ngoài trạm ISS, bộ đồ vũ trụ thế hệ mới sử dụng hơi nước để giảm nhiệt từ cơ thể phi hành gia và duy trì nhiệt độ an toàn. Bộ phận quan trọng của hệ thống này là Thiết bị bay hơi màng nước đã được đưa lên trạm ISS và thử nghiệm với các chuyến đi bộ không gian mô phỏng trong nhiệm vụ Crew-1. Các phi hành gia sẽ thực hiện 25 chuyến đi bộ không gian mô phỏng dài 8 giờ để xem hệ thống mới hoạt động tốt tới mức nào trong vũ trụ.
Plant Habitat-02: Nhiệm vụ tái cung cấp gần đây từ tàu vũ trụ Cygnus của của Northrop Grumman vận chuyển hạt củ cải lên ISS. Các phi hành gia sẽ trồng số hạt này trong thí nghiệm Plant Habitat-02 ở khoang gieo trồng Advanced Plant Habitat. Những phi hành ở lại dài ngày trong tương lai sẽ sử dụng cây trồng làm thức ăn. Củ cải đặc biệt hữu ích do hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng mọc nhanh.
BioAsteroid: Phi hành đoàn trên ISS sẽ xem xét kỹ càng vi khuẩn có thể tương tác với đá trong thí nghiệm BioAsteroid. Các ứng dụng tiềm năng của nghiên cứu này bao gồm tạo hệ thống hỗ trợ sự sống, sử dụng đất bụi trên Mặt Trăng và những thiên thể nhỏ khác, phân hủy đá thành đất cho cây trồng hoặc lọc khoáng chất từ đá. NASA hy vọng có thể tận dụng nhiều hơn vật liệu trên Mặt Trăng, sao Hỏa hoặc điểm đến khác để giúp phi hành đoàn xây dựng căn cứ, sử dụng ít tài nguyên hơn từ Trái Đất nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Tissue Chips: Thí nghiệm chip sinh học đặc biệt này đặt tế bào người trong ma trận 3D lớn cỡ ngón cái, tạo ra một cơ quan nhân tạo nhỏ mô phỏng chức năng. Thí nghiệm này sẽ kiểm tra tế bào người phản ứng và thích nghi như thế nào với thuốc, áp lực và thay đổi di truyền khi bay vũ trụ. Phi hành đoàn Crew-1 sẽ nghiên cứu tế bào từ phổi, tủy xương, cơ và nội tạng khác. Một câu hỏi quan trọng mà họ hy vọng có thể giải đáp là con người mất khối lượng cơ như thế nào trong vũ trụ sau vài tuần hoặc vài tháng ở môi trường vi trọng lực.
Cardinal Heart: Một cơ quan khác bị ảnh hưởng khi bay vũ trụ là tim, mục tiêu của thí nghiệm Cardinal Heart. Các phi hành gia sẽ sử dụng mô tim nhân tạo đã chỉnh sửa đặt trên chip mô để hiểu rõ hơn nguy cơ tim mạch trước khi bay.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
