Nilon bọc thức ăn có chất gây ung thư

Các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ rằng hóa chất trong nilon bọc thức ăn có chứa chất gây ung thư. Điều này giải thích vì sao chất gây ung thư perfluorooctanoic acid (PFOA) lại được tìm thấy trong máu của rất nhiều người. 

PFOA được dùng để sản xuất đồ bếp chống dính và chống bám dầu mỡ. Người ta tìm thấy chất này trong rất nhiều mẫu máu cơ thể trên thế giới, với mức độ khoảng 30 nanograms trong một mililit. Hóa chất này không giảm hoặc biến mất mà sẽ được con người bài tiết dần. Một nhóm tư vấn thuộc Tổ chức bảo vệ môi trường đã đề nghị xếp loại PFOA vào nhóm hóa chất bào mòn gây ung thư và có hại cho con người.

(Ảnh: TTO)
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa rõ chất PFOA có thể đi vào cơ thể con người theo đường nào. Một thí nghiệm bằng cách sử dụng một hóa chất tương tự có tên là polyfluoroalkyl phosphate surfactants (PAPS) – một chất được dùng để tráng lớp ngoài của giấy bọc thức ăn, ngăn không cho nước và dầu tràn ra cho thấy rằng những hợp chất tương tự được có thể thấm ra ngoài và đi vào thức ăn.

Phát hiện này đã đưa ra hai vấn đề cần giải quyết. Liệu rằng PAPS có thể đi vào máu theo đường ruột hay không và liệu chúng có thể phân hóa thành PFOA trong cơ thể con người? 

Người ta đã thử đưa PAPS trực tiếp vào dạ dày chuột với mức độ một liều là 200 miligram cho 1 kilogram trọng lượng. Trong 15 ngày tiếp theo, họ theo dõi xem hàm lượng PFOA và PAPS trong máu chuột thế nào. Mức độ cao nhất tìm thấy trong máu của chuột, và cả những động vật không được trích vào cơ thể PAPS là 2 nanogram trong 1 gam (ng/g).

Chính việc tiếp xúc với PAPS đã làm tăng lượng PFOA trong máu của chuột. Một trong những chất có hoạt tính bề mặt tên là monoPAPS, đã làm tăng mức độ  tập trung của PFOA lên tới 34 ng/g. Chất còn lại là diPAPS thì gây tác dụng ít hơn nhưng cũng làm hàm lượng PAPS tăng tới 3.8 ng/g. Kết quả nghiên cứu này được trình bày ở tạp chí Khoa học Công nghệ môi trường.

Các nhà khoa học kết luận rằng cơ thể con người không chỉ hấp thụ PAPS mà chất này còn có thể biến thành một hợp chất độc hại dễ dàng tìm thấy trong dòng máu cơ thể. 

Theo Kurunthachalam Kannan, nhà hóa học môi trường thuộc Bộ Sức khỏe của bang New York, nghiên cứu này đã xác định nguồn nhiễm bệnh từ PFOA.  Kannan cũng nói thêm rằng trong khi những lo lắng về nguy hại của PFOA đối với sức khỏe con người đang ngày càng cao thì chúng ta cũng cần phải xác định thêm những lý do khác khiến cơ thể con người bị tiếp xúc với hợp chất này. Ông cho biết rằng có thể có nhiều nguồn tiếp xúc khác mà chúng ta chưa rõ.

Nếu PFOA trong máu là do cơ thể tự sản xuất ra thì bản thân việc các hóa chất trung gian do con người tiếp xúc cũng trở nên rất quan trọng. Một trong những hóa chất trung gian có thể có khả năng độc hại hơn cả PFOA. 

Nhóm nghiên cứu hiện đang đánh giá mức độ độc hại của các hóa chất trung gian này. Nhóm cũng có kế hoạch nghiên cứu mức độ phân tán của PAPS trong môi trường. 

TAM HÀ

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News