Nỗ lực bảo vệ bề mặt Mặt trăng trước hoạt động khai khoáng, thí nghiệm

Trong hai thập niên qua, các nghiên cứu về Mặt trăng đã hé lộ về nguồn tài nguyên phong phú trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất này.

Một số địa điểm trên Mặt trăng đủ điều kiện để xây dựng căn cứ và công trình sẽ được bảo vệ khỏi bức xạ vũ trụ nhờ các tảng đá nhô ra. Hố sâu tại các cực của Mặt trăng còn chứa băng đá - nguồn nước, oxy và hydro quý giá. Một số hố khác lại nằm gần sống núi cao, có thể đón được ánh sáng từ Mặt trời quanh năm nên có vai trò quan trọng trong khai thác năng lượng Mặt trời. Đáng chú ý, Mặt trăng còn có nhiều nguồn tài nguyên giá trị khác như titani, nhôm, heli-3, kim loại quý và đất hiếm.

Nỗ lực bảo vệ bề mặt Mặt trăng trước hoạt động khai khoáng, thí nghiệm
Hình ảnh về Mặt trăng do tàu thăm dò không người lái Danuri của Hàn Quốc chụp, được trưng bày tại triển lãm ở Seoul ngày 26/12/2023. (Ảnh: Yonhap/TTXVN).

Tiềm năng dồi dào của Mặt trăng đã trở thành “mật ngọt” với các cơ quan vũ trụ và công ty tư nhân. Họ lên kế hoạch xây căn cứ trên Mặt trăng, thực hiện thí nghiệm khoa học và khai khoáng. Mặt trăng có diện tích bề mặt gấp 3 lần châu Nam Cực, do đó tình trạng quá tải không phải mối lo chính. Tuy nhiên, chỉ có một vài khu vực trên bề mặt Mặt trăng phù hợp để thực hiện thí nghiệm khoa học nên dự kiến thu hút rất nhiều sứ mệnh và các hoạt động khác.

Các nhà nghiên cứu muốn bảo vệ những địa điểm vô cùng quan trọng về khoa học (SESI) trên bề mặt Mặt trăng. Nhiệm vụ trước mắt là phân loại các địa điểm nào cần hình thức bảo vệ nào. Nhà khoa học Alanna Krolikowski tại Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ) đánh giá: “Các nhà khoa học cần cân nhắc kỹ về thực tế rằng tài sản phục vụ khoa học đang gặp rủi ro và cần chủ động phân loại chúng vào mục đáng bảo vệ”.

Bà Alanna Krolikowski là đồng tác giả của nghiên cứu về các SESI được học viện khoa học Royal Society đăng ngày 25/3. Nghiên cứu nhấn mạnh cần có phương pháp trên nhiều phương diện để bảo vệ SESI. Bên cạnh đó, chính sách về không gian của các chính phủ cần có phần bảo vệ SESI. Đây là điều gây áp lực nhất với các quốc gia dự kiến thực hiện sứ mệnh trên Mặt trăng.

Theo báo cáo, đang có hai nỗ lực quốc tế lớn để thiết lập quy định đối với các hoạt động trên Mặt trăng, nhưng việc bảo vệ SESI chưa được chú ý.

Thứ nhất là Hiệp định Artemis giữa Mỹ và các quốc gia đối tác trong chương trình khám phá Mặt trăng Artemis. Theo thỏa thuận, có các vùng an toàn cụ thể quanh thiết bị được lắp đặt. Tuy nhiên, Hiệp định Artemis lại cho phép các công ty tư nhân khai thác trên Mặt trăng vì lợi nhuận.

Thứ hai là nỗ lực quản lý Mặt trăng của Ủy ban Liên hợp quốc về việc sử dụng hòa bình không gian ngoài khí quyển. Nhóm làm việc mới của ủy ban này đang cân nhắc các quy định về khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Mặt trăng và có kỳ vọng rằng họ sẽ chú ý đến SESI.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ Nga cất cánh thành công sau lần trục trặc

Tàu vũ trụ Nga cất cánh thành công sau lần trục trặc

Tàu vũ trụ Soyuz MS-25 đưa theo 3 phi hành gia hướng tới Trạm vũ trụ Quốc tế sau sự cố diễn ra cách đó 2 ngày.

Đăng ngày: 26/03/2024
Nữ phi hành gia Ả Rập đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo của NASA

Nữ phi hành gia Ả Rập đầu tiên tốt nghiệp khóa đào tạo của NASA

Nora Al Matrooshi, 30 tuổi, trở thành người phụ nữ Ả Rập đầu tiên tốt nghiệp chương trình đào tạo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Đăng ngày: 26/03/2024
Mặt trăng bắt đầu quỹ đạo nhật thực toàn phần trong năm 2024

Mặt trăng bắt đầu quỹ đạo nhật thực toàn phần trong năm 2024

Mặt trăng bị Trái đất che khuất vào rạng sáng ngày 25/3. Sau đó, nó sẽ che khuất hoàn toàn Mặt trời vào ngày 8/4.

Đăng ngày: 26/03/2024
Bầu trời Trái đất bùng sáng khắp nơi vì

Bầu trời Trái đất bùng sáng khắp nơi vì "vụ nổ kép" kỷ lục

Cú tung đòn mới nhất của Mặt trời vào Trái đất cho thấy nó đã chạm tới " điểm rực lửa" trong chu kỳ.

Đăng ngày: 26/03/2024
Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên trạm vũ trụ Trung Quốc

Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên trạm vũ trụ Trung Quốc

Trạm vũ trụ Thiên Cung ở độ cao 400km phía trên Trái Đất, luôn có nhiệt độ giống như mùa xuân, cung cấp môi trường tối ưu cho các phi hành gia sinh sống và làm việc.

Đăng ngày: 26/03/2024
Bữa ăn ở độ cao 30km ngoài vũ trụ có giá 12,3 tỷ đồng, giới hạn chỉ 6 khách

Bữa ăn ở độ cao 30km ngoài vũ trụ có giá 12,3 tỷ đồng, giới hạn chỉ 6 khách

Bữa ăn được mô tả có mức giá " trên trời" nằm tại độ cao 30km so với mực nước biển tưởng rất kén khách nhưng đã có hàng chục người bày tỏ quan tâm tới trải nghiệm này.

Đăng ngày: 25/03/2024
Tàu Odysseus

Tàu Odysseus "ngủ yên vĩnh viễn" trên Mặt trăng sau cuộc đổ bộ lịch sử

Công ty Intuitive Machines thông báo tàu đổ bộ không người lái Odysseus đã không thể " thức giấc" và đã trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên "ngủ yên vĩnh viễn" trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 25/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News