Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, rắn cạp nia cắn là cấp cứu thường gặp ở mọi lúc, mọi nơi. Việt Nam có 60 loài rắn độc, tuy nhiên cạp nia là một trong số loài độc nhất.

Các loại rắn cạp nia

Rắn cạp nia có đầu thon mảnh, con ngươi tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn.

Hai loài độc nhất được ghi nhận là cạp nia miền Bắc và cạp nia miền Nam. Ngoài ra, các loài cạp nia sông Hồng, đầu vàng khá phổ biến.

  • Rắn cạp nia miền Nam (bungarus candidus) có tên khác là mai gầm, tên tiếng Anh là Malayan krait. Chúng phân bố chủ yếu ở miền Trung và Nam như Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Nha Trang, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai.

Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?
Rắn cạp nia miền Nam. (Ảnh: Pinterest).

  • Cạp nia Bắc (bungarus multicinctus) hay rắn vòng trắng, tên tiếng Anh là Chinese krait. Chúng tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ Huế trở ra.
  • Rắn cạp nia sông Hồng (bungarus slowinskii) phân bố ở dọc sông Hồng và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế.
  • Cạp nia đầu vàng (Bungarus flaviceps) có thể tìm thấy ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đa số nạn nhân là người lao động tại vườn, lội nước khi đánh bắt cá, vô tình bị cắn khi đi bộ trên đường. Những người đang ngủ ngoài đồng, nền nhà thường bị cạp nia bò vào cắn.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị rắn cạp nia cắn, thông thường, nạn nhân không có biểu hiện triệu chứng. Vị trí vết thương có hai vết móc nhỏ như đầu kim. Sau vài giờ, bệnh nhân bắt đầu bị liệt các cơ từ vùng đầu, mặt, cổ, cơ liên sườn, cơ hoành, cuối cùng là các chi.

Nạn bị sụp mí mắt như buồn ngủ nhưng không nhắm kín mắt. Đồng tử giãn tối đa, mất phản xạ ánh sáng là một trong dấu hiệu đặc trưng ở người bị rắn cạp nia cắn.

Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố tiền và hậu synape gây liệt mềm kéo dài. Trong đó, nọc rắn cạp nia miền Bắc và miền Nam có thể chứa độc tố kiểu natriuretic peptide, gây tăng thải natri qua thận dẫn tới hạ natri máu.

Hầu hết trường hợp bị rắn cạp nia cắn sẽ liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, hồi sức và thở máy.

Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?
Rắn cạp nia có đầu thon mảnh, con ngươi tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. (Ảnh: Flicrk).

Dùng huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia là phương thức điều trị tối ưu nhất. Người bệnh bị rắn cạp nia cắn được dùng huyết thanh đủ liều (20-30 lọ) tiêm truyền tĩnh mạch sẽ chóng được rút ống nội khí quản và ngưng thở máy. Thời gian điều trị trung bình cho người bị rắn cạp nia cắn nếu có huyết thanh kháng nọc là 3-5 ngày.

Trường hợp không có huyết thanh, nạn nhân cần được đặt ống nội khí quản và thở máy bắt buộc. Thời gian gian thở máy có thể kéo dài 2-4 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng do thở máy kéo dài như viêm phổi bệnh viện, viêm loét do tỳ đè, suy dinh dưỡng, tắc đờm ống nội khí quản, loét giác mạc…

Theo TS.BS Lê Xuân Dương, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cách đơn giản để phân biệt rắn độc cắn là dấu răng để lại trên da. Rắn độc có thường có hai móc độc ở vị trí răng cửa hàm trên. Do đó, khi cắn, chúng để lại dấu vết đặc trưng. Một số loại rắn dù không ở gần nạn nhân vẫn có thể phun nọc độc.

Nạn nhân bị rắn độc cắn cần được sơ cứu ngay trước khi được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Mục tiêu của sơ cứu là loại bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển từ vết cắn vào trong cơ thể. Sơ cứu đúng cách cũng là bảo vệ tính mạng bệnh nhân, giảm các biến chứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Sau nhiều tháng nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, quan chức ở Michigan, Mỹ phải căng mình chống lại căn bệnh khác có khả năng gây tử vong cao hơn: viêm não ngựa miền Đông (EEE).

Đăng ngày: 19/09/2020
25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

25 năm tiến bộ về vaccine đã bị đại dịch xóa sạch chỉ trong 25 tuần

Trong nhiều thập kỷ, mọi người trên khắp thế giới ngày càng trở nên giàu có và khỏe mạnh hơn. Số người sống với mức ít hơn 1,9 USD/ngày đã giảm dần qua từng năm, cho đến năm nay.

Đăng ngày: 17/09/2020
5 loại rau chứa cả

5 loại rau chứa cả "tổ" ký sinh trùng bạn cần biết

Ăn rau thường xuyên rất tốt cho việc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, 5 loại rau này vốn là "tổ ấm" của nhiều ký sinh trùng.

Đăng ngày: 17/09/2020
Khoa học tìm ra cách uống bia rượu không bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu

Khoa học tìm ra cách uống bia rượu không bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu

Cách nhà nghiên cứu đã kết luận rằng việc bổ sung hợp chất chứa L-cysteine có thể giảm đáng kể các triệu chứng xuất hiện sau khi uống rượu, bia.

Đăng ngày: 16/09/2020
Nhịn ăn trước khi chạy bộ là sai lầm

Nhịn ăn trước khi chạy bộ là sai lầm

Tập luyện khi đói được nhiều người áp dụng vì họ cho rằng phương pháp này giúp giảm cân nhanh.

Đăng ngày: 15/09/2020
6 loại rau, hạt chứa nhiều protein hơn cả thịt

6 loại rau, hạt chứa nhiều protein hơn cả thịt

Mỗi khi nhắc đến protein, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các loại thịt mà không biết rằng thực vật cũng là một nguồn protein rất dồi dào, thậm chí có không ít rau củ chứa lượng protein nhiều hơn thịt.

Đăng ngày: 15/09/2020
Thực phẩm không nên ăn với trứng

Thực phẩm không nên ăn với trứng

Bạn không nên ăn trứng cùng sữa đậu nành, trà hoặc quả hồng vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe.

Đăng ngày: 15/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News