Nồng độ CO2 cao làm giảm khả năng học tập và làm việc
Khí cacbonic (carbon dioxide) từ lâu đã được biết đến là một trong các khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây cho biết, ngoài tác hại trên, nồng độ cao khí cacbonic trong các lớp học, hội trường hay phòng làm việc còn làm giảm khả năng nhận thức và làm việc.
Việc đánh giá được thực hiện trên 22 người trưởng thành có sức khoẻ tốt. Khả năng làm việc của họ đã giảm xuống khi nồng độ cacbonnic được tăng từ mức 600ppm lên tới mức 1000ppm. Trong 7 cuộc kiểm tra, khả năng làm việc của những người này giảm xuống đáng kể khi nồng độ CO2 đạt mức 2500ppm. Các nhà nghiên cứu mới đây công bố trên Tạp chí khoa học về sức khoẻ môi trường của Mỹ (Environmental Health Perspectives).
Những số liệu này thật đáng ngạc nhiên vì các căn phòng có nồng độ CO2 là 1000ppm đã từng được coi là được thông gió tốt. Nồng độ CO2 trong các toà nhà thường cao hơn so với nồng độ CO2 ngoài trời (ở ngoài trời, nồng độ CO2 trong không khí vào khoảng 350 đến 450ppm). Nồng độ CO2 trong nhà ở mức 600ppm đã được coi là rất tốt. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào có bao nhiêu người đang ở trong phòng và trong mỗi tiếng không khí trong phòng đó được trao đổi với không khí bao nhiêu lần (nhờ thông gió). Có rất nhiều toà nhà có nồng độ CO2 khoảng 2500ppm hoặc gần mức đó, thậm chí những toà nhà đó được thiết kế thông gió phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.
Tại Mỹ, các phòng học thường chứa rất nhiều sinh viên, và nồng độ CO2 trong các phòng học thường cao hơn 1000ppm. Để giảm chi phí sưởi ấm và làm mát, nhiều trường đã hạn chế thông gió, do vậy rất nhiều trường có nồng độ CO2 lên tới 2500ppm.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thấy nồng độ CO2 cao hơn liên quan đến việc tăng số học sinh trốn học và giảm khả năng học tập ở học sinh. Tuy nhiên họ chưa từng nghĩ CO2 là nguyên nhân.
Việc kiểm tra nồng độ CO2 là không khó. Các thiết bị đo nhanh cầm tay sẽ giúp kiểm tra nồng độ của chất khí này một cách nhanh chóng và chính xác.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
