Nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên đi bộ ngoài không gian
Nữ phi hành gia Wang Yaping thực hiện chuyến đi bộ không gian đầu tiên bên ngoài trạm Thiên Cung hôm 7/11 cùng với chỉ huy Zhai Zhigang.
Ba thành viên phi hành đoàn Thần Châu 13, chỉ huy Zhai Zhigang, Wang Yaping và Ye Guangfu bay tới module lõi Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung vài giờ sau khi cất cánh hôm 15/10. Cơ quan vũ trụ Có người lái Trung Quốc (CMSA) thông báo kế hoạch đi bộ không gian hôm 5/11. Ở thời điểm đó, CMSA không cung cấp thông tin về thời gian cụ thể, mục tiêu hoặc phi hành gia sẽ thực hiện hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ.
Phi hành gia tàu Thần Châu 13 thực hiện chuyến đi bộ không gian đầu tiên. (Ảnh: CMSA)
Hôm 7/11, CMSA cho biết phi hành gia Zhai Zhifang, chỉ huy nhiệm vụ Thần Châu 13 và Wang Yaping đã thực hiện chuyến đi bộ không gian kéo dài 6 giờ. Wang là nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc tham gia hoạt động đi bộ không gian.
Wang Yaping trở thành nữ phi hành gia người Trung Quốc thứ hai bay vào không gian năm 2013 trong nhiệm vụ Thần Châu 10. Trong khi đó, Zhai trở thành phi hành gia Trung Quốc đầu tiên đi bộ không gian trong nhiệm vụ Thần Châu 7 năm 2008.
Trước đó, các phi hành gia đã dỡ bộ đồ không gian do tàu chở hàng Thiên Châu 3 đưa lên trạm và hoàn thành nhiều thử nghiệm để đảm bảo trang phục phù hợp với hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ, theo Wu Hao, trợ lý nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện phi hành gia Trung Quốc.
Hai bộ đồ được chở lên trạm từ trước bằng tàu Thần Châu 2 để phục vụ các chuyến đi bộ không gian trong nhiệm vụ Thần Châu 12. Bộ đồ mới có thể được thiết kế dành riêng cho Wang. Phi hành đoàn Thần Châu 13 sẽ tiến hành 2 - 3 hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ trong 6 tháng ở trạm Thiên Cung. Mục tiêu chính của họ là lắp đặt thiết bị chuyển đổi cho phép cánh tay robot lớn của module Thiên Hà kết nối với một cánh tay nhỏ hơn sẽ đặt ở module tương lai.
Phi hành đoàn Thần Châu 12 đã ở trên quỹ đạo 3 tuần. Theo kế hoạch, nhiệm vụ này sẽ kéo dài gấp đôi nhiệm vụ Thần Châu 12 (3 tháng). Trong suốt thời gian này, các phi hành gia đã chuyển thành công vật tư từ tàu chở hàng Thiên Châu đang ghép nối với module Thiên Hà, bao gồm bảo dưỡng, tập thể dục hàng ngày để ngăn ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực, kiểm tra y khoa và thực hiện thí nghiệm khoa học.
Wang Yaping và Ye Guangfu cũng kiểm tra vi khuẩn trong nước ở module Thiên Hà. Phi hành đoàn đã chuẩn bị và diễn tập ứng phó khẩn cấp như sơ tán và cứu thương. Trong khi đó, ở Trung tâm phóng Tửu Tuyền, tên lửa Trường Chinh 2F và tàu vũ trụ Thần Châu 14 luôn sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp trên quỹ đạo.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
