Núi lửa ở Tonga phun trào tạo ra dòng chảy dưới biển có tốc độ nhanh chưa từng thấy
Sự kiện núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào mạnh gây ra trận sóng thần ngoài khơi quần đảo Tonga ở Thái Bình Dương năm 2022 đã tạo ra những dòng chảy dưới biển có tốc độ nhanh chưa từng thấy. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science số ra ngày 8-9.
Trong ảnh (hình chụp vệ tinh): Núi lửa phun trào gây sóng thần tại Tonga. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)
Nghiên cứu trên do một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm đại dương học quốc gia Anh (NOC) thực hiện. Các nhà khoa học đã ghi nhận núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới Thái Bình Dương phun đất đá, tro bụi và khí gas khắp đáy biển với tốc độ 122 km/h vào tháng 1-2022. Đây là vụ phun trào mạnh nhất được ghi nhận từ trước đến nay bằng thiết bị hiện đại. Vụ phun trào đã gây ra một trận sóng thần dữ dội và "những dòng chảy như tuyết lở", làm hỏng cáp viễn thông dưới đáy biển kết nối quần đảo Tonga với phần còn lại của thế giới. Nhóm nghiên cứu dựa vào thời gian và địa điểm dây cáp bị hỏng để tính toán vận tốc của dòng chảy.
Theo nhà khoa học Mike Clare thuộc NOC, cột phun trào của núi lửa cao tới 57 km, trút thẳng xuống nước và xuống các sườn dốc dưới biển. Tốc độ và cường độ của dòng hải lưu lớn đến mức có thể di chuyển ít nhất 100 km dưới đáy biển và làm đứt các dây cáp. Dòng chảy do núi lửa phun trào tạo ra di chuyển với tốc độ nhanh hơn dòng chảy do động đất, lũ lụt và bão gây ra. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Isobel Yeo cũng thuộc NOC cho biết có nhiều ngọn núi lửa nằm dưới đại dương nhưng rất ít được theo dõi, và điều này khiến rủi ro đối với các cộng đồng ven biển và cơ sở hạ tầng quan trọng “chưa được hiểu rõ”.
Đây là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận những gì diễn ra khi một lượng lớn vật liệu núi lửa phun trào trực tiếp ra đại dương. Các nhà khoa học tính toán vụ phun trào năm 2022 của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai đã giải phóng một lực tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
