Núi lửa phun trào ở Hawaii, dung nham có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ
Đã có ít nhất 30 căn nhà đã bị phá hủy trong khu Leilani Estates trên Đảo Lớn của Hawaii khi dung nham bắt đầu phun trào ra khỏi mặt đất sau trận động đất 6,9 độ richter đầu tháng 5. Dòng dung nham khổng lồ ở Hawaii đã lớn tới mức có thể thấy được từ ngoài vũ trụ.
Diễn biến của hiện tượng núi lửa phun trào ở Hawaii mới đây đã diễn ra ở quy mô lớn tới mức dòng dung nham từ núi lửa Kilauea ở khu vực này đã có thể được nhìn thấy từ phía bên ngoài không gian, theo hình ảnh cung cấp từ hai cơ quan không gian khác nhau. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu mới đây đã phát hành một bức ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel-2, cho thấy dòng dung nham màu cam sáng rực nổi bật giữa mặt biển Hawaii xanh thẳm.
Ảnh chụp dòng dung nham nóng chảy từ đảo Kilauea.
Bức ảnh dưới đây được chụp bởi Cơ quan vũ trụ Châu Âu vào ngày 23 tháng 5, sau đó được công bố vào ngày 25 tháng 5. Đồng thời, Đài quan sát Trái Đất của NASA cũng đã chie sẻ một hình ảnh được chụp vào ban đêm với dòng dung nham nóng đỏ từ vệ tinh Landsat 8. Bức ảnh này cũng được chụp vào ngày 23 tháng 5.
Dung nham từ núi lửa Kilauea, Hawaii mới đây đã ghi nhận mốc phun cao tới 70m - bằng với chiều cao của một tòa nhà 23 tầng, nâng tổng số căn nhà bị phá hủy lên tới 30 căn. Sự phun trào đã buộc gần 2.000 người phải di tản vì khí lưu huỳnh điôxít đe dọa tới tính mạng bất cứ ai vẫn còn trong khu vực.
Khe nứt Arobust ở Leilani Estates đẩy lên một dòng dung nham cuồn cuộn, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Những cột dung nham cao tới 70m đã phá hủy ít nhất là 21 căn nhà cho tới thời điểm hiện tại.
Một căn biệt thự nằm ngay bên cạnh dòng dung nham cháy bỏng.
Một căn nhà bốc lửa dữ dội khi bị dung nham tấn công. Ảnh được chụp từ độ cao 609m.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
