Nước trên sao Hỏa có uống được không?

"Nước trên sao Hỏa có uống được không" là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất thời gian gần đây.

Nước trên sao Hỏa liệu có uống được?

Trong nhiều năm, các khoa học gia tin rằng Trái đất của chúng ta là “độc nhất vô nhị” trong hệ Mặt trời do có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng. Chính vì thế, sự kiện NASA công bố tồn tại nước dạng lỏng trên sao Hỏa vừa qua đã gây chấn động không chỉ cho giới khoa học, mà cho người dân trên toàn thế giới.


Việc phát hiện dấu vết của nước lỏng trên sao Hỏa đã gây chấn động cho toàn thế giới.

Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đó là: “Nước này có thể uống được không?”. Câu trả lời là CÓ, nhưng mọi chuyện phức tạp hơn câu trả lời này rất nhiều.

Theo những gì đã công bố, nước thực sự không “chảy” trên bề mặt sao Hỏa, mà chỉ rỉ qua lớp đất. Các khoa học gia cho biết, kết quả từ những cuộc thám hiểm bằng robot tự hành Curiosity trước đó đã cho thấy đất trên sao Hỏa có chứa rất nhiều muối perchlorate. Chính lớp muối này đã giúp cho nước trên sao Hỏa tồn tại ở dạng lỏng.


Robot tự hành tối tân nhất hiện nay của Trái đất - Curiosity.

Môi trường trên sao Hỏa rất khắc nghiệt, với nhiệt độ thường xuyên ở mức âm. Do đó, nước tinh khiết sẽ không thể tồn tại ở đây. Tuy nhiên, muối đã thay đổi nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ bay hơi của nước, do đó hỗn hợp nước muối có thể tồn tại ở dạng lỏng.

Vì thế nếu các phi hành gia tiếp cận được sao Hỏa, họ sẽ KHÔNG THỂ uống trực tiếp được lượng nước này. Thay vào đó, chúng ta cần tìm một nguồn nước có thể uống được khác trên sao Hỏa – thứ đã được chứng minh là có thực.


Chúng ta cần tìm một nguồn nước khác trên sao Hỏa.

Theo Jim Green - Giám đốc bộ phận khoa học hành tinh tại NASA, vấn đề ở đây sẽ là tìm ra nguồn nước uống được nằm dưới bề mặt sao Hỏa. Dựa trên những dữ liệu thu thập được, các khoa học gia tin rằng đâu đó dưới bề mặt sao Hỏa có nước. Chúng ta chỉ chưa xác định được chúng ở đâu và có trữ lượng là bao nhiêu thôi.

Green cho rằng, cơ hội khám phá ra điều này sẽ đến vào năm 2020, khi robot tự hành thế hệ mới nhất hạ cánh trên sao Hỏa. Robot này sẽ được trang bị radar quét lòng đất, cho phép phân tích kỹ đến từng centimet cấu trúc địa chất của sao Hỏa. Radar này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm nguồn nước uống được trên hành tinh Đỏ.


Thiết kế robot tự hành Mars Rover 2020.

Tuy nhiên, robot tự hành lần này sẽ được trang bị hệ thống năng lượng hạt nhân, do đó các khoa học gia phải rất cẩn thận khi lựa chọn địa điểm hạ cánh.

Họ sẽ phải chọn những khu vực tránh xa nước lỏng, hoặc những nơi có tiềm năng duy trì sự sống. Đây là quy trình an toàn bắt buộc, đề phòng rủi ro cháy nổ khi hạ cánh.


Các khoa học gia hi vọng rằng sẽ sớm tìm thấy nguồn nước uống được, mở ra hi vọng cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.

Các nhà khoa học tại NASA rất kỳ vọng vào chuyến thám hiểm năm 2020 tới đây. Họ hy vọng lần này sẽ xác định được nguồn nước trên sao Hỏa, đồng thời có thể thử nghiệm công nghệ phục vụ cho dự án đưa con người lên sao Hỏa trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News