"Nuôi trồng" nội tạng người trong cơ thể lợn
Các nhà khoa học Đại học Tokyo, Nhật Bản vừa công bố có thể nuôi trồng các cơ quan nội tạng một loài vật bất kì trong cơ thể của một loài khác bằng cách tiêm các tế bào gốc của loài có nội tạng cần nuôi vào phôi thai của loài thay thế.
>>> Nhân bản lợn không kháng thể phục vụ cấy ghép nội tạng người
Kĩ thuật này cho phép phát triển cơ quan nội tạng một người bệnh trên cơ thể lợn bằng cách lấy tế bào gốc của bệnh nhân đó tiêm vào cơ thể con lợn thay thế, nhằm nuôi trưởng thành một nội tạng khỏe mạnh dùng cho các ca thay ghép nội tạng về sau.
![]() |
Có thể sản xuất những con lợn sinh ra máu người bằng cách tiêm các tế bào máu gốc từ người vào bào phôi của lợn, giúp tạo ra nguồn cung máu dồi dào cho các ca phẫu thuật thay máu. (Ảnh: Dailymail). |
Tình trạng khan hiếm nội tạng hiến tặng hiện nay đồng nghĩa nhiều bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu mới có thể được thay ghép. Phát triển được nội tạng cần thay ghép từ chính các tế bào gốc của đúng người bệnh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nội tạng được cấy ghép sẽ không tương thích với cơ thể sau phẫu thuật, hơn nữa có thể tạo ra nguồn cung nội tạng dồi dào.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiêm tế bào gốc của chuột túi vào phôi bào của chuột nhắt biến đổi gien để tạo ra những con chuột nhắt mang nội tạng của chuột túi. Trước đó, các con chuột nhắt đã được biến đổi gien để không thể có lá lách của bản thân chúng, cơ quan sản xuất nhiều hóc-môn quan trọng, bao gồm insulin.
Khi các con chuột nhắt đến tuổi trưởng thành, chúng đã phát triển cơ quan lá lách khỏe mạnh từ các tế bào gốc của loài chuột túi, đồng thời không bị bệnh đái đường. Tức là tế bào gốc của loài chuột túi đã lớn lên thành lá lách trong vùng lá lách của con chuột nhắt.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố bất kì cơ quan nội tạng nào cũng có thể được sản xuất theo cách này. Nếu làm tương tự với tế bào gốc của người trên loài lợn sẽ giúp tạo ra lá lách của người trên lợn, nhằm phát triển lá lách thay thế cho các bệnh nhân đái đường.
Giáo sư Hiromitsu Nakauchi, giám đốc trung tâm sinh học tế bào gốc và y khoa tái tạo thuộc Đại học Tokyo, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Mục tiêu sau rốt của chúng tôi là sản xuất nội tạng con người từ những tế bào gốc đa năng cảm – là tế bào gốc đa năng được phát triển lên từ tế bào bình thường”.
“Phương pháp này, được gọi là liệu pháp bổ sung phôi bào, giúp chúng ta tạo ra nguồn cung nội tạng dồi dào mới mẻ.”
Giáo sư Nakauchi hi vọng họ sẽ có thể dùng kĩ thuật này để “trồng” thêm nhiều cơ quan nội tạng khác của con người, ví dụ sản xuất những con lợn có thể sinh ra máu người bằng cách tiêm các tế bào máu người gốc vào bào thai lợn.
Giới y khoa thế giới rất tán thành với phương pháp mới này.
Tiến sĩ Chris Mason, trưởng khoa y khoa tái tạo Đại học College Luân đôn cho biết: “Đây là một giải pháp tiềm năng đầy hấp đối với các phẫu thuật thay ghép nội tạng con người.”

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
