Ô nhiễm không khí khiến thế giới tổn thất 17 tỉ năm tuổi thọ

Ô nhiễm không khí khiến người dân trên toàn thế giới tổn thọ trung bình 2,2 năm – đó là kết quả từ nghiên cứu mới của Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago.

Chỉ số chất lượng cuộc sống về không khí (AQLI) được EPIC công bố ngày 1/9 cho thấy gánh nặng từ chất lượng không khí độc hại là không đồng đều trên toàn cầu. Trung Quốc đã có bước tiến nhanh, đạt thành tựu nổi bật về nâng cao chất lượng không khí. Trong khi đó các điểm nóng toàn cầu hiện nay đang tập trung ở Nam Á và khu vực Tiểu Sahara châu Phi.


Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm không khí hàng đầu thế giới. (Ảnh: Bloomberg)

AQLI đi sâu vào tiêu chí các hạt nhỏ li ti trong khí phát thải (bụi mịn) và ảnh hưởng của nó với sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Loại bụi mịn nguy hiểm và độc hại nhất là PM2.5, do kích cỡ siêu nhỏ của nó. Bụi này chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng khác và có hại cho sức khỏe.

Theo Giám đốc EPIC director Michael Greenstone, khi xét trên tổng dân số toàn thế giới, ô nhiễm không khí đang đánh cắp đi 17 tỉ năm tuổi thọ. Cũng theo báo cáo này, ở nhiều khu vực, ô nhiễm không khí đã trở thành nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn so với bệnh lao, HIV/AIDS hay nạn hút thuốc lá.

Tính riêng từng nước, Trung Quốc tuy vẫn là nguồn gây ô nhiễm lớn, nhưng đã có đóng góp quan trọng trong cắt giảm khí thải. Nếu đạt tới mức chất lượng không khí theo tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra, người dân Trung Quốc sẽ có tuổi thọ tăng thêm 2,6 tuổi. Tính tổng cộng, ô nhiễm bụi mịn ở Trung Quốc giảm 29% kể từ năm 2013, giúp tăng thêm 1,5 tuổi thọ trung bình mỗi người dân.

Điểm nóng nhất về ô nhiễm chất lượng không khí là Nam Á, nhất là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal. Hơn 480 triệu người dân sinh sống tại những vùng rộng lớn ở miền Trung, Đông và Bắc Ấn Độ, trong đó có thủ đô New Delhi đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề. Nếu chất lượng không khí đạt mức tiêu chuẩn của WHO, tuổi thọ của người dân Ấn Độ sẽ tăng thêm 5,9 tuổi.

Khu vực Tiểu Sahara châu Phi cũng là một điểm nóng về ô nhiễm không khí.  Tại Ghana, nếu ô nhiễm không khí được kiểm soát tốt, tuổi thọ của người dân sẽ tăng thêm 2,6 năm, ngang bằng với Trung Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News