Ô tô điện có thực sự ít gây ô nhiễm hơn xe động cơ đốt trong?

Câu trả lời là có, nhưng việc sản xuất xe điện lại gây ô nhiễm nhiều hơn so với sản xuất xe động cơ đốt trong. Vậy ô tô điện sạch hơn như thế nào?

Nghiên cứu mới của VDI Gesellschaft Fahrzeug, một hiệp hội kỹ thuật của Đức, cho thấy nếu xét toàn bộ vòng đời sản phẩm - 200.000km, thì ô tô điện "sạch" hơn xe chạy xăng hoặc dầu, dù xuất phát điểm "bẩn" hơn.

Lý do là việc sản xuất pin xe điện khá gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy hiện tại, ô tô điện cần chạy ít nhất 90.000km mới bù đắp được phần ô nhiễm mà nó gây ra trong quá trình sản xuất; xe điện chỉ "xanh" hơn xe động cơ đốt trong sau mốc đó.

Ô tô điện có thực sự ít gây ô nhiễm hơn xe động cơ đốt trong?
Việc sản xuất ô tô điện gây ô nhiễm nhiều hơn xe động cơ đốt trong. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

"Việc đánh giá chính xác một sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố - nơi sản xuất, năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất và các phụ tùng cũng như hệ thống động cơ và loại năng lượng mà nó sử dụng", tiến sĩ Joachim Damasky, chủ tịch VDI Gesellschaft Fahrzeug, nói.

"Xe điện và xe hybrid có "món nợ" với môi trường xuất phát từ quá trình sản xuất pin". Tuy nhiên, nếu tính cả vòng đời sản phẩm, xe điện vẫn là một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.

Sau mốc 200.000km, một chiếc xe điện sẽ tạo ra trung bình 24,2 tấn khí thải CO2. Trong khi đó, con số này ở xe động cơ diesel là 33 tấn, cao hơn 36%.

Phân tích của VDI cũng cho thấy mức độ thân thiện với môi trường khá cao của xe hybrid. Theo đó, xe hybrid cắm sạc (PHEV) được cho là thải ra 24,8 tấn khí thải CO2, chỉ cao hơn 0,6 tấn so với một chiếc xe thuần điện.

Dù điều đó khiến xe điện trở thành lựa chọn thân thiện với môi trường hơn, nhưng vẫn còn nhiều thứ cần cải thiện. Ví dụ, nếu một chiếc xe điện sử dụng điện làm ra từ các loại nhiên liệu hóa thạch thì nó phải chạy 160.000km mới thực sự "xanh" hơn xe động cơ đốt trong.

Ngoài quá trình sản xuất pin, vấn đề tái chế pin và phát triển các loại năng lượng tái tạo cũng cần được chú trọng để xe điện thực sự thân thiện với môi trường.

VDI đã đưa ra 7 đề xuất cho ngành giao thông nhằm giảm lượng khí thải tổng thể ra môi trường. Trước tiên, họ nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới điện "xanh".

Thứ hai, sản xuất pin xe điện cần thân thiện với môi trường hơn và nên được sản xuất ngay tại chỗ, thay vì tập trung ở châu Á như hiện tại, đồng thời chú trọng tái chế pin.

VDI cũng đề cập tới việc sử dụng nhiên liệu tổng hợp (e-fuel) và khuyến khích sử dụng xe hybrid cắm sạc.

Ngoài ra, tổ chức này khuyến nghị việc tăng cường sử dụng tàu làm phương tiện đi lại ở các khu vực đô thị.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo 3 lần nổi lên từ mặt biển gây tranh cãi chủ quyền

Hòn đảo 3 lần nổi lên từ mặt biển gây tranh cãi chủ quyền

Một hòn đảo phù du nằm ngoài khơi Sicily, nó được tạo ra bởi ngọn núi lửa dưới nước Empedocles, đảo Ferdinandea (Đảo Graham hoặc Đảo Julia tùy theo tên gọi các quốc gia) đã 3 lần nổi lên mặt biển.

Đăng ngày: 18/12/2023
Bão trái mùa Jelawat khả năng suy yếu trước khi vào Biển Đông

Bão trái mùa Jelawat khả năng suy yếu trước khi vào Biển Đông

Bão Jelawat đang trên vùng biển phía Đông Nam miền Nam Philippines, sức gió giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây, khoảng 20km/h.

Đăng ngày: 18/12/2023
Con người thở cũng khiến toàn cầu nóng lên thế nào?

Con người thở cũng khiến toàn cầu nóng lên thế nào?

Các nhà khoa học cho biết khí mêtan và nitơ oxit được tìm thấy trong hơi thở của con người có hại cho môi trường hơn so với cacbon dioxit (CO₂).

Đăng ngày: 18/12/2023

"Sông bay" mới thực sự là con sông lớn nhất trên Trái đất

Những tuyến đường thủy trên không này vận chuyển khoảng 20 tỷ tấn nước trong không khí mỗi ngày. Con số này nhiều hơn sản lượng hàng ngày của sông Amazon đổ ra đại dương.

Đăng ngày: 15/12/2023
Gió Kitabatic tại dãy núi Himalaya đang giúp chống lại biến đổi khí hậu

Gió Kitabatic tại dãy núi Himalaya đang giúp chống lại biến đổi khí hậu

Theo các tác giả, phát hiện có vẻ bất thường này là do một hiện tượng gọi là gió Katabatic – nơi không khí khô mát bên trên bị đẩy xuống sườn dốc các thung lũng phía dưới của dãy Himalaya.

Đăng ngày: 15/12/2023
Phát hiện cháy rừng tạo ra kim loại cực độc gây ung thư

Phát hiện cháy rừng tạo ra kim loại cực độc gây ung thư

Sau một số vụ cháy rừng dữ dội gần đây ở Bắc California (Mỹ), các nhà khoa học kiểm tra đất bị cháy và phát hiện nó chứa đầy kim loại gây ung thư gọi là crom hóa trị 6.

Đăng ngày: 14/12/2023
Đảo Rockall, nơi hoang vắng và tuyệt vọng nhất thế giới

Đảo Rockall, nơi hoang vắng và tuyệt vọng nhất thế giới

Rockall là một hòn đảo đá rất nhỏ, với khoảng không gian rộng chừng 570 mét vuông, không có người ở, xa xôi với đại lục châu Âu, ở Bắc Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 13/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News