Phải chăng tất cả chúng ta đều đến Trái đất từ các tiểu hành tinh?
Sự sống bắt nguồn từ đâu? Đây là câu hỏi được đặt ra từ khi loài người biết tự ý thức về bản thân mình, và cho đến tận ngày nay chúng ta vẫn không tiến gần hơn được đến câu trả lời thỏa đáng.
Chúng ta có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của mình, từ một phản ứng bộc phát của các chất hóa học hữu cơ trên bề mặt một Trái đất sơ khai cho đến thuyết tha sinh cho rằng sự sống bắt nguồn từ một hành tinh khác rồi lan đến Trái đất qua những vụ va chạm của các tiểu hành tinh, nhưng tất cả vẫn chỉ dừng lại ở giả thuyết.
Thuyết tha sinh cho rằng sự sống bắt nguồn từ một hành tinh khác rồi lan đến Trái đất.
Mới đây, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định được cái mà họ cho là các khối xây dựng cơ bản của sự sống trong một mẫu vật đến từ một tiểu hành tinh trong hệ thống vũ trụ của chúng ta. Năm 2010, tàu thám hiểm Hayabusa đã đem về một hạt vật liệu bé nhỏ của thiên thạch Itokawa, và các nhà khoa học rất háo hức muốn biết nó chứa đựng những gì. Câu trả lời đang dần được hé mở và vô cùng thú vị.
Các nhà khoa học ở Trường đại học London, Anh, đã trình bày trong một bài nghiên cứu mới đây rằng vật liệu của tiểu hành tinh này mang rất nhiều thông tin bất ngờ, trong đó có những điều kiện tiên quyết để hình thành nên sự sống. Các hợp chất hữu cơ và nước được tìm thấy trong mẫu vật này và đủ để gieo mầm sống lên một hành tinh may mắn nào đó.
Điều này vô cùng thú vị bởi vì Itokawa là một tiểu hành tinh hình chữ S, là loại đá du hành vũ trụ rất phổ biến được tìm thấy trên Trái đất. Như vậy bạn có thể hình dung ra tình hình rồi chứ? Chắc hẳn bạn đã đoán ra! Nếu tiểu hành tinh này mang những nguyên liệu của sự sống (và chúng ta hoàn toàn hiểu rõ rằng lâu nay các nhà khoa học vẫn chỉ đoán, chứ chưa khẳng định, những vật liệu nào có mặt khi sự sống tế bào đầu tiên hình thành) thì một hoặc nhiều tiểu hành tinh mang những vật liệu tương tự như vậy hoàn toàn có thể đã từng va vào Trái đất trong thời sơ khai. Nếu đúng là như vậy, thì sự tồn tại của chúng ta chính là một may mắn nhờ vào những vụ va chạm đó.
Tiến sĩ Queenie Chan của Trường đại học London nói rằng vật chất hữu cơ đó bị đốt nóng cho thấy tiểu hành tinh này đã từng nóng đến hơn 600 độ C. Sự có mặt của vật chất hữu cơ không bị đốt nóng rất giống như thế, có nghĩa là rất nhiều sinh vật nguyên thủy đã đến tụ trên bề mặt của Itokawa sau khi tiểu hành tinh này nguội đi. Nghiên cứu mẫu vật này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà tiểu hành tinh này phát triển không ngừng bằng cách kết hợp nước ngoại sinh mới đến với các hợp chất hữu cơ. Đây là những phát hiện cực kỳ lý thú vì chúng hé lộ những chi tiết phức tạp của lịch sử một tiểu hành tinh cũng như con đường tiến hóa của nó rất giống với con đường tiến hóa của Trái đất tiền sinh học như thế nào.
Đây là một trong những lý thuyết khó có thể chứng minh được trừ khi chúng ta phát minh ra cỗ máy thời gian. Tuy vậy, cũng thật thú vị khi hình dung sự sống bỗng bước sang Trái đất sau khi tiểu hành tinh của nó va vào Trái đất và như thế thì những điều tương tự có thể cũng đang xảy ra trên những hành tinh khác.