“Pháo sáng vũ trụ” loại mạnh nhất đang bắn thẳng đến Trái đất
Sau quả pháo sáng vũ trụ loại X có thể là một quả bom vũ trụ - một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) - làm bùng cháy Trái đất. Thủ phạm tiếp tục là ngôi sao mẹ đang kỳ hung hãn của chúng ta.
Quả pháo sáng vũ trụ được Mặt trời "khai hỏa" ngày 10/5 - (Ảnh: NASA).
Theo Space, Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA vừa ghi nhận được một quả pháo sáng vũ trụ loại mạnh nhất - loại X - vừa bắn ra khỏi vết đen Mặt trời hỗn hợp AR3006 vào lúc 8 giờ 55 phút tối 10/5 theo giờ Việt Nam.
Hướng của quả pháo sáng cực mạnh này nhắm thẳng về phía Trái đất, sẽ sớm đập thẳng vào bầu khí quyển. Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vừa đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ mất điện vô tuyến sóng ngắn ở khu vực Đại Tây Dương.
Pháo sáng từ Mặt trời là luồng năng lượng cực mạnh mà Mặt trời bắn ra, mang theo nhiều hạt tích điện. Các quả pháo sáng vũ trụ này là nguyên nhân gây ra bão địa từ (hay bão Mặt trời) khi chúng tiếp cận và gây ảnh hưởng đến Trái đất. Bão địa từ dẫn đến nguy cơ mất sóng vô tuyến, nhiễu loạn hệ thống định vị, điện, viễn thông... khiến máy bay, vệ tinh có và cả chim di trú có nguy cơ "lạc đường".
Đáng ngại hơn, sau quả pháo sáng cực mạnh này thường có một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) đi kèm, với năng lượng còn khủng khiếp hơn. Cực quang sẽ xảy ra khi CME vô tình giao nhau với các đường sức từ của Trái đất, và chúng ta nên hy vọng đó chỉ là một màn trình diễn ánh sáng vô hại.
Theo NOAA, khả năng CME sẽ xuất hiện vào khoảng 23 giờ ngày 10-5 theo giờ Việt Nam và hiện họ vẫn đang quan sát khả năng xảy ra cực quang khi quả bom vũ trụ này đến được Trái đất.
Mặt trời đang trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ của chu kỳ 11 năm nên vừa qua đã liên tục bắn pháo sáng vũ trụ và CME vào Trái đất cũng như các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì
