Phát hiện chấn động: Tiểu hành tinh mang sự sống đến Trái đất từ 1,8 tỷ năm trước
Theo một nghiên cứu mới nhất, sự va chạm của các tiểu hành tinh vào bề mặt Trái Đất có thể đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi sinh vật.
Mới đây, các nhà khoa học tại trường Đại học Laurentian, Sudbury (Canada) đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy sự tồn tại của các vi sinh vật tại khu vực lòng chảo Sudbury - miệng núi lửa còn hoạt động lớn thứ hai trên Trái Đất.
Các tiểu hành tinh có thể đã mang sự sống đến Trái Đất. (Ảnh: Rex Features).
Qua phân tích từ các nhà nghiên cứu, các trầm tích ở phần đáy của miệng núi lửa có chứa hàm lượng carbon cao. Điều này có nghĩa là vi khuẩn có thể từng có thời gian sinh sôi và phát triển tại đây. Theo suy luận các nhà nghiên cứu, tác động của một vật thể không gian lớn có thể thay đổi bầu khí quyển trên bề mặt của Trái Đất, qua đó hỗ trợ cho sự hình thành của các sinh vật.
Trước đó, một số nhà khoa học từng khẳng định, tiểu hành tinh từng va vào khu vực Sudbury 1,8 tỷ năm trước có thể không phải nhân tố hình thành nên sự sống. Tuy vậy một số nhà khoa học khác đã phản bác lại khẳng định này, cho rằng những tác động tương tự có thể đã cung cấp những điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của các sinh vật nguyên thủy ở giai đoạn đầu của sự hình thành Trái Đất.
Theo các nhà khoa học tại trường Đại học Laurentian, Sudbury, các mảnh vỡ thuộc về tiểu hành tinh cổ sau khi va vào khu vực Canada đã tạo ra nhiều miệng núi lửa. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng nhiệt độ sau va chạm, hóa chất chứa trong các miệng núi lửa có thể đã cung cấp những điều kiện cần thiết để hình thành nên sự sống.
Một nghiên cứu mới do nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) đã bổ sung thêm các bằng chứng cho giải thuyết trên. Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm chứng minh rằng, một sao chổi hoặc một tiểu hành tinh đã đưa ribose, một loại đường cần thiết cho sự hình thành RNA quan trọng cho cuộc sống tới Trái Đất.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
