Phát hiện gây bối rối trong hang đá về loài người khác loài biến mất
Người khác loài Neanderthals là những người anh em cùng thuộc chi Homo (chi Người) với loài Homo sapiens chúng ta, đã từng giao phối dị chủng với tổ tiên chúng ta trước khi đột ngột biến mất khoảng hơn 30.000 năm trước.
Lý do họ tuyệt chủng vẫn còn nhiều bí ẩn, trong đó giả thuyết rằng họ - cũng như các loài người cổ khác - đã không chịu nổi những thay đổi khắc nghiệt của môi trường sống, do kém thích nghi hơn chúng ta.
Thế nhưng, những dấu hiệu đáng ngạc nhiên về khả năng thích nghi của người Neanderthals vừa được phát hiện trong một hang đá.
Một cuộc khai quật tại di chỉ Abric Pizarro, một hang động mà những người khác loài từng trú ngụ - (Ảnh: Journal of Archaeological Science).
Cuộc khai quật một di chỉ mang tên Abric Pizarro ở Tây Ban Nha đã đem về hàng ngàn hiện vật có niên đại từ 65.000-100.000 năm trước, bao gồm các công cụ bằng đá và xương động vật.
Abric Pizarro - một "ngôi nhà" trong hang động - chứa rất nhiều tàn tích của các loài động vật nhỏ, cho thấy những người khác loài từng trú ẩn nơi đây là các thợ săn vô cùng đa năng.
Họ đã phát triển các kỹ thuật săn bắn mới, lối sống mới nhằm thích nghi với nguồn thức ăn sẵn có.
Nhà nghiên cứu Sofia Samper Carro từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết các mẩu xương động vật còn sót lại cho thấy nhóm người khác loài ở đây đã săn thành công các loài động vật bản địa từ hươu đỏ, ngựa, bò rừng bison cho đến các con vật nhỏ như thỏ và rùa nước ngọt.
Các phần xương động vật này được bảo quản rất tốt, đủ để thấy các dấu vết khác nhau được tạo ra bởi hoạt động săn và chế biến thực phẩm.
Chính điều này tiết lộ nhóm người cổ đại ở đây đã chế tạo ra một loạt dụng cụ vô cùng phong phú nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên sẵn có trong khu vực.
"Họ biết rõ mình đang làm gì. Họ biết rõ khu vực này và cách để sống sót trong thời gian dài" - TS Samper Carro nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Archaeological Science này như một lời khẳng định thêm cho chuỗi bằng chứng cho thấy người Neanderthals không phải một loài mông muội.
Các di chỉ trước đó cho thấy những người khác loài này đã biết chế tạo ra những công cụ tinh vi bằng đá, bằng cách bện sợi và trang trí môi trường sống của họ bằng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau,
Với phát hiện mới về khả năng thích nghi cao của họ, có lẽ chúng ta phải tìm một giả thuyết khác để lý giải sự tuyệt chủng của nhóm người này.
Có một manh mối: Sự suy giảm của quần thể người khác loài này cũng như nhiều loài người khác cũng trùng khớp với giai đoạn người Homo sapiens gia tăng dân số.
Có những giả thuyết cho rằng chính sự "lấn sân" của người hiện đại mới là thứ đứng sau sự tuyệt chủng của nhiều loài người khác.

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ
Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên
Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
