Phát hiện gây sốc: Thế giới "vượt thời gian" hàng ngàn năm ở châu Á

Việc xác định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ vô tình tiết lộ một nền văn minh gây kinh ngạc, nơi mà công nghệ "vượt thời gian", đi trước phần còn lại của thế giới vài trăm đến vài ngàn năm, 4.200 năm trước đã là thời đại đồ sắt!

Một nhóm khoa học gia đã nghiên cứu khu vực khảo cổ Mayiladumpara thuộc Tamil Nadu, bang cực Nam của Ấn Độ và có phát hiện "để đời". Theo Deccan Herald, họ đã xác định niên đại bằng đồng vị carbon phóng xạ trên các vật liệu hữu cơ tìm thấy tại khu vực mà vô số công cụ và vũ khí sắt được sản xuất bằng công nghệ mới nhất được khai quật.


Tamil Nadu là một vùng đất nhiều bí ẩn với vô số di tích từ thành đô sầm uất của đế chế Tamil cổ đại và nhiều nền văn minh khác - (Ảnh: ANCIENT ORIGINS)

Kết quả hoàn toàn gây sốc: các vũ khí này có niên đại tận 4.200 năm trước. Điều này có nghĩa thời đại đồ sắt ở đây đã bắt đầu sớm hơn hàng trăm năm so với các nền văn minh có tiếng là "vượt thời gian" của thế giới ở vùng Cận Đông, Ai Cập và Hy Lạp.

Vào mốc 4.200 năm trước đó, thậm chí phần còn lại của thế giới đa phần vẫn là thời đại đồ đá, 1.000-2.000 năm sau hoặc thậm chí hơn mới chuyển qua được thời đại đồ đồng và thêm rất lâu sau đó nữa mới sản xuất được đồ sắt.

Tờ Ancient Origins dẫn lời ông Muthuvel Karunanidhi Stalin, Thủ hiến Tamil Nadu: "Di chỉ sớm nhất thuộc thời đại đồ sắt ở Tamil Nadu là 1.500 năm trước Công Nguyên, trong khi các địa điểm khác trong nước đều vượt 2.000 năm trước Công Nguyên. Có rất nhiều câu hỏi về việc tại sao không có bằng chứng khoa học về việc sử dụng sắt mặc dù nó đã được đề cập trong cổ văn và có quặng sắt phong phú ở vùng Salem (thuộc Tamil Nadu). Với phát hiện mới này, chúng tôi đã có bằng chứng".

Việc xác định niên đại cho thấy những vũ khí sắt được sản xuất bằng công nghệ y như thời hiện đại này ra đời năm 2.172 trước Công Nguyên, tức thời đại đồ sắt ở đây còn có thể bắt đầu sớm hơn mốc đó.

Việc giám định niên đại được thực hiện bởi phòng thí nghiệm Beta Analytic ở Miami (Florida - Mỹ), một trong những cơ sở nghiên cứu khảo cổ uy tín nhất thế giới.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một bộ vũ khí khác từ năm 1615 trước Công Nguyên.

Theo ông Stalin, các cổ văn và bằng chứng khác cho thấy việc biết sử dụng sắt sớm đã giúp người dân Tamil Nadu biến những khu rừng rậm thành vùng canh tác màu mỡ, có thể là nguồn gốc của hoạt động nông nghiệp phát triển mạnh trong khu vực.

Lịch sử của Tamil Nadu rất được quan tâm bởi nay từng là vùng ngự trị của Đế chế Tamil vĩ đại, đã vào thời cực thịnh từ thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, được công nhận là Thời kỳ Vàng của thành tựu văn hóa miền Nam Ấn Độ. Lãnh thổ Tamil mở rộng đến tận Sri Lanka ngày nay, với một nền văn minh dựa trên các thành đô sầm uất, thương nghiệp phát triển cường thịnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News