Phát hiện hài cốt người cổ đại với hộp sọ hình trái tim
Các nhà khoa học khai quật hai hài cốt từ năm 600 - 1350 với hộp sọ bị cố ý làm méo để tạo thành hình dạng đặc biệt.
Các nhà khảo cổ khai quật hài cốt tại Khu Khảo cổ La Ferrería. (Video: INAH)
Nhóm nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) phát hiện hai hộp sọ có thể đã bị làm biến dạng thành hình trái tim tại quần thể kiến trúc Casa Colorada thuộc Khu Khảo cổ La Ferrería, bang Durango, tây bắc Mexico, Newsweek hôm 26/7 đưa tin. Hai hộp sọ này thuộc về hai trong số 16 hài cốt được chôn cất tại đây, gồm hài cốt của 8 người trưởng thành trong độ tuổi 30 - 40, còn lại thuộc về trẻ em 1 - 7 tuổi. Đa số hài cốt đều bị vỡ, chỉ có 3 hài cốt của người trưởng thành vẫn trong tình trạng bảo quản tốt.
Các chuyên gia nhận thấy có hai hộp sọ bị làm méo một cách có chủ ý, trở thành giống hình trái tim khi nhìn từ một số góc nhất định. Điều này chưa từng được ghi nhận tại Khu Khảo cổ La Ferrería trước đây.
Sự phát triển của hộp sọ bị thay đổi khi tác dụng lực.
Cố tình làm biến dạng hộp sọ là tập tục được ghi nhận trong một số nền văn hóa cổ đại, bao gồm cả những nền văn hóa của Mesoamerica (gồm phần lớn Mexico và Trung Mỹ). Ngày nay, tập tục thậm chí vẫn diễn ra ở một số ít địa điểm trên thế giới.
Tập tục khiến xương sọ không thể phát triển bình thường và trở thành những hình dạng đặc biệt. Sự phát triển của hộp sọ bị thay đổi khi tác dụng lực, có thể thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, ví dụ như bó giữa các mảnh gỗ. Thông thường, những kỹ thuật như vậy được áp dụng trong giai đoạn sơ sinh vì hộp sọ mềm và dễ uốn nhất.
La Ferrería là nơi sinh sống của người tiền Tây Ban Nha (thời kỳ trước khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến Trung Mỹ và Nam Mỹ) khoảng năm 600 - 1350, theo INAH. Địa điểm này có một số di tích khảo cổ đáng chú ý, bao gồm nơi tổ chức nghi lễ hình tròn, các cấu trúc hình kim tự tháp và sân thi đấu các môn bóng.
Quần thể kiến trúc Casa Colorada, tồn tại trong giai đoạn năm 600 - 950, nằm ở phần phía trên của La Ferrería và rộng 600m2. Quần thể gồm 9 cấu trúc hình chữ nhật xung quanh một hình vuông. Những cuộc khai quật trước đây cũng phát hiện nhiều ngôi mộ, khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng đây là không gian dành riêng cho người chết.

Phát hiện cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài khủng long: Thở thông qua xương!
Vì phổi thường không tồn tại qua quá trình hóa thạch, người ta có thể thắc mắc làm thế nào các nhà khoa học có thể xác định chắc chắn bất cứ điều gì về khả năng hô hấp của các loài đã tuyệt chủng.

Công nhân phá núi xây hầm phát hiện một hố đen lạ, chuyên gia mất 3 tháng đào bới tìm ra “kho báu”
“Kho báu” hơn 2.000 năm với nhiều bảo vật không thể sao chép này khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc.

Khu rừng hóa thạch phát lộ do hạn hán
Khu rừng gồm 400 gốc cây hóa thạch có diện tích 2.000m2 và chủ yếu thuộc cùng một loài cây.

Phát hiện mộ cổ 3.000 năm tuổi còn nguyên vẹn ở Siberia
Các nhà khảo cổ học ở Siberia đã phát hiện ra ngôi mộ 3.000 năm tuổi còn nguyên vẹn.

Phát hiện 102 hiện vật đá khi khai quật tháp Đại Hữu ở Bình Định
Phế tích tháp Đại Hữu tọa lạc trên mặt bằng đỉnh núi Đất (thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát), trải dài theo chiều Bắc-Nam với hai đỉnh. Đỉnh phía Bắc cao hơn.

Bí ẩn bức tượng nằm ngửa, hai tay chống đất trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Bức tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng khiến các nhà khảo cổ học vô cùng kinh ngạc.
