Phát hiện hành tinh có thể là "thế giới đại dương"

Các nhà thiên văn học tìm thấy một ngoại hành tinh "trung gian" cách xa 138 năm ánh sáng có thể chứa đầy nước và đang biến đổi.

Theo nghiên cứu xuất bản trên arXiv, hành tinh mới có tên là HD 207496b quay quanh ngôi sao lùn HD-207496 với chu kỳ quỹ đạo chỉ 6,44 ngày. Nó có bán kính gấp 2,25 lần và khối lượng lớn hơn 6,1 lần so với Trái đất, Science Alert hôm 13/3 đưa tin.


Mô phỏng một ngoại hành tinh chứa đầy nước trên bề mặt. (Ảnh: Darryl Fonseka).

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy HD 207496b bằng Kính viễn vọng Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) của NASA, sau đó sử dụng Công cụ Tìm kiếm Hành tinh Vận tốc xuyên tâm độ chính xác cao (HARPS) trên kính viễn vọng 3,6 m tại Đài thiên văn La Silla ở Chile để xem xét kỹ hơn.

Họ phát hiện ngoại hành tinh này có mật độ vào khoảng 3,27g/cm3, nằm ở khoảng giữa so với các hành tinh khí như sao Hải Vương (1,64g/cm3) và các hành tinh đá như Trái đất (5,51 gam/cm3). Điều này cho thấy HD 207496b không hoàn toàn là đá.

"HD-207496b có mật độ thấp hơn đáng kể so với Trái đất và do đó, chúng tôi cho rằng nó có một lượng lớn nước, hoặc khí, hoặc cả hai trong thành phần của nó", nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo. "Bằng cách mô hình hóa cấu trúc bên trong chúng tôi kết luận hành tinh này có lớp vỏ giàu nước, giàu khí, hoặc là hỗn hợp của cả hai".


Mô phỏng HD-207496b bị ngôi sao chủ thổi bay lớp vỏ khí. (Ảnh: ESA/NASA).

Mô hình bay hơi tiết lộ rằng, nếu HD-207496b có bầu khí quyển giàu khí hydro và heli thì trạng thái đó chỉ là tạm thời, vì ngôi sao chủ của nó sẽ làm "lột xác hoàn toàn" ngoại hành tinh trong vòng 520 triệu năm nữa. Cũng có thể bầu khí quyển của HD-207496b đã hoàn toàn biến mất và HD-207496b hiện là một thế giới đại dương trần trụi.

Sao chủ HD-207496 còn tương đối trẻ, ước triệu chỉ vài trăm triệu năm tuổi, có nghĩa là nó đại diện cho một cơ hội hiếm để nghiên cứu ngoại hành tinh trong giai đoạn đầu trước khi chuyển đổi thành một siêu Trái đất.

Trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, các nhà thiên văn học muốn mô tả thêm về bầu khí quyển của HD-207496b, nếu có. Điều đó có thể sẽ tiết lộ bản chất thực sự và số phận cuối cùng của thế giới bí ẩn này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ  mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News