Phát hiện hổ phách 100 triệu năm chứa "côn trùng giả kiến"

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện một loài côn trùng tiền sử từ hổ phách kỷ Phấn trắng cho thấy hành vi bắt chước kiến ​​sớm nhất.

Phát hiện hổ phách 100 triệu năm chứa côn trùng giả kiến
Mô phỏng hình thái của ấu trùng (A) và con trưởng thành (B) của sinh vật giả kiến trong nghiên cứu. (Ảnh: Yang Dinghua).

Trong một báo cáo vào tuần trước, nhóm nghiên cứu từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh cho biết đã thu thập được hơn một chục mẫu vật côn trùng giả kiến từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Slovakiacho và Myanmar, nổi bật trong đó là mẫu hổ phách kỷ Phấn trắng chứa hóa thạch vẫn còn ở dạng ấu trùng.

Nó dài từ 3 đến 5mm, có các phần phụ mỏng, rất giống với râu và chân của một họ kiến nguyên thủy đã tuyệt chủng vào giữa kỷ Phấn Trắng có tên khoa học là Alienopteridae.

Phát hiện hổ phách 100 triệu năm chứa côn trùng giả kiến
So sánh hóa thạch côn trùng giả kiến (trái) với hóa thạch Alienopteridae. (Ảnh: CAS)

"Điều thú vị là sinh vật này đã thay đổi mục tiêu bắt chước khi nó lớn lên. Con trưởng thành mọc cánh nên không thể đóng vai trò như những con kiến không cánh nữa, thay vào đó, chúng bắt đầu bắt chước tò vò", trưởng nhóm nghiên cứu Wang Bo cho biết.

Với niên đại khoảng 100 triệu năm, đây là bằng chứng sớm nhất về hành vi giả kiến (myrmecomorphy) ở động vật, sớm hơn tới 50 triệu năm so với suy nghĩ của các nhà cổ sinh vật học trước đây.

Myrmecomorphy là hiện tượng các loài động vật bắt chước kiến về mặt hình thái và hành vi để đánh lừa kẻ thù hoặc con mồi. Ngành chân khớp là những sinh vật giả kiến phổ biến nhất. Một số trường hợp bắt chước giống đến mức từng khiến các nhà khoa học phân loại nhầm.

Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Earth-Science Reviews với sự hỗ trợ bởi Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy ngôi mộ cổ chứa hài cốt chiến binh bị chôn sống

Tìm thấy ngôi mộ cổ chứa hài cốt chiến binh bị chôn sống

Những ngôi mộ 3.000 năm tuổi thuộc về một bộ tộc giàu có, chứa xác chiến binh và ngựa chiến được hiến tế trong đám tang.

Đăng ngày: 26/01/2022
Hai triệu năm trước, một món ăn đã biến vượn nhân hình thành người?

Hai triệu năm trước, một món ăn đã biến vượn nhân hình thành người?

Thứ thực phẩm được gia tăng đột ngột trong bữa ăn của con người 2 triệu năm trước chính là thịt, tờ SciTech Daily trích dẫn nghiên cứu.

Đăng ngày: 26/01/2022
Đầu lâu bọc nhựa đường 9.000 năm xuất hiện bí ẩn giữa sa mạc

Đầu lâu bọc nhựa đường 9.000 năm xuất hiện bí ẩn giữa sa mạc

Thánh địa khảo cổ Nahal Hemar ở sa mạc Judean phía Nam Israel tiếp tục hé lộ 3 hiện vật gây bối rối: đó là 3 chiếc đầu lâu nguyên vẹn nhờ được bọc trong nhựa đường.

Đăng ngày: 26/01/2022
Tượng nhân sư 26 mét giúp

Tượng nhân sư 26 mét giúp "tái sinh" pharaoh của thành phố Vàng

Cặp tượng nhân sư khổng lồ vừa được khai quật tại Ai Cập mang chân dung chi tiết của pharaoh nổi tiếng Amenhotep III cùng bằng chứng về một nghi lễ cổ xưa hướng về thế giới người chết.

Đăng ngày: 25/01/2022

"Tái sinh" nàng Shep-en-Isis từ xác ướp Ai Cập 2.600 tuổi

Shep-en-Isis là xác ướp nổi tiếng của Thụy Sĩ, có nguồn gốc từ Ai Cập cổ xưa và được cất giữ trong Thư viện Tu viện São Galo ở St.Gallen từ năm 1820. Giờ đây nhờ khoa học hiện đại, công chúng đã biết mặt nàng.

Đăng ngày: 24/01/2022
Các nhà khảo cổ học bất ngờ phát hiện bí mật của nhà thờ

Các nhà khảo cổ học bất ngờ phát hiện bí mật của nhà thờ "bị lãng quên" từ cách đây gần 1.000 năm

Các nhà khảo cổ học đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một nhà thờ Anglo-Saxon từng bị 'lãng quên' nằm trên tuyến đường HS2.

Đăng ngày: 23/01/2022
Bức tượng người kỳ quái làm bằng gỗ sồi niên đại 2.000 năm

Bức tượng người kỳ quái làm bằng gỗ sồi niên đại 2.000 năm

Bức tượng thời La Mã tồn tại trong thời gian dài nhờ được vùi trong lớp đất sét thiếu oxy dưới mương nước, ngăn gỗ mục nát.

Đăng ngày: 23/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News