Phát hiện hóa thạch loài cá voi 36 triệu năm tuổi ở hoang mạc Peru

Phát hiện về hóa thạch loài cá voi được đặt tên “Kẻ săn mồi Ocucaje” này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chưa từng có loài nào khác tương tự được phát hiện trên Trái đất trước đây.

Các nhà cổ sinh vật Peru ngày 17/3 đã công bố phần hóa thạch của một cá voi cổ từng tồn tại cách đây 36 triệu năm và được phát hiện tại một hoang mạc ở nước này.

Phát hiện này được kỳ vọng sẽ giúp các nhà nghiên cứu tái hiện lịch sử vùng biển Peru.

Trưởng nhóm khảo cổ Mario Urbina cho biết đây là hóa thạch hộp sọ hoàn chỉnh của một cá voi cổ, được phát hiện hồi cuối năm ngoái tại sa mạc Ocucaje thuộc vùng Ica, cách thủ đô Lima 350km về phía Nam.

Phát hiện hóa thạch loài cá voi 36 triệu năm tuổi ở hoang mạc Peru
Hóa thạch hộp sọ hoàn chỉnh của một cá voi cổ. (Nguồn: bangkokpost)

Hoang mạc này từng là một vùng biển cạn cách đây hàng triệu năm và các nhà khảo cổ từng phát hiện lượng lớn hóa thạch động vật biển có vú nguyên thủy tại đây.

Cá voi cổ nói trên, được các nhà nghiên cứu đặt tên “Kẻ săn mồi Ocucaje” dài 17m, có hàm răng khỏe và lớn có thể nhai nuốt cá hồi, cá mập và các đàn cá sardine.

Ông Urbina - nhà nghiên cứu Đại học Quốc gia San Marcos ở Lima, cho biết phát hiện mới có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chưa từng có loài nào khác tương tự được phát hiện trên Trái đất trước đây.

Thành viên nhóm nghiên cứu Rodolfo Salas-Gismondi cho biết loài cá mới khác biệt những các loài cá voi cổ khác từng được biết đến bởi kích thước và sự phát triển của hàm răng, cho thấy loài này nhiều khả năng đứng đầu chuỗi thức ăn.

Cũng theo ông Salas-Gismondi, trưởng khoa cổ sinh vật có xương sống ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại Lima, vùng biển Peru ở thời điểm đó là vùng biển ấm và nhờ hóa thạch mới, nhóm nghiên cứu có thể dựng lại lịch sử vùng biển Peru.

Những động vật giáp xác đầu tiên đã tiến hóa từ động vật trên cạn cách đây 55 triệu năm. Đến cuối kỷ Eocene (trong khoảng 34-58 triệu năm trước), động vật giáp xác đã hoàn toàn thích ứng với đời sống sinh vật biển.

Theo nhóm nghiên cứu, cá voi khi đó chưa tiến hóa và hầu hết những kẻ săn mồi lớn trên biển đều là các loài giáp xác.

Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều hóa thạch tại hoang mạc Ocucaje, cung cấp nhiều bằng chứng về sự tiến hóa của các loài từ cách đây 42 triệu năm.

Các hóa thạch khác được phát hiện tại đây gồm cá voi lùn 4 chân, cá heo, cá mập và nhiều loài khác trong kỷ Miocene (5-23 triệu năm trước đây).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy hổ phách lưu giữ xác thằn lằn 110 triệu năm

Tìm thấy hổ phách lưu giữ xác thằn lằn 110 triệu năm

Khối hổ phách mang đến cơ hội hiếm cho các chuyên gia nghiên cứu bộ xương, lớp vảy, thậm chí mí mắt của loài thằn lằn cổ đại.

Đăng ngày: 19/03/2022
Bị thỏ đánh bại, một loài người

Bị thỏ đánh bại, một loài người "siêu nhân" tuyệt chủng

Loài người siêu nhân Neanderthals với nhiều kỹ năng vượt thời đại và là những thợ săn ma mút, quái thú tiền sử tài tình, đã rơi vào thảm cảnh khó tin khi cố chuyển sang săn bắt thỏ.

Đăng ngày: 19/03/2022
Tìm thấy tàn tích của học viện 2.000 năm tuổi sau 5 năm khai quật tại Trung Quốc

Tìm thấy tàn tích của học viện 2.000 năm tuổi sau 5 năm khai quật tại Trung Quốc

Các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy tàn tích của học viện Jixia, nơi thu hút các nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc niên đại hơn 2.000 năm trước.

Đăng ngày: 18/03/2022
Tiết lộ thứ kiêng kị trong những mộ cổ không kẻ trộm nào dám lấy

Tiết lộ thứ kiêng kị trong những mộ cổ không kẻ trộm nào dám lấy

Kẻ trộm thường không ngần ngại lấy đi vàng bạc, châu báu được đặt trong miệng người quá cố. Tuy nhiên, họ tuyệt nhiên không dám đụng tới những đồ làm bằng ngọc.

Đăng ngày: 18/03/2022
Phát hiện loài khủng long bọc thép lâu đời nhất ở châu Á

Phát hiện loài khủng long bọc thép lâu đời nhất ở châu Á

Hóa thạch ở Vân Nam, Trung Quốc tiết lộ một loài khủng long bọc thép chưa từng được mô tả, sống cách đây 179 - 192 triệu năm.

Đăng ngày: 18/03/2022
Quan tài 7 thế kỷ ở Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hài như mới chết hôm qua

Quan tài 7 thế kỷ ở Nhà thờ Đức Bà Paris: Thi hài như mới chết hôm qua

Một số ngôi mộ và quan tài bí ẩn bằng chì, niên đại có thể từ thế kỷ thứ 14 đã được các nhà khoa học phát hiện sau vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Đức Bà Paris năm 2019.

Đăng ngày: 17/03/2022
Ảnh chụp cũ hé lộ xác ướp 8.000 năm cổ xưa nhất thế giới

Ảnh chụp cũ hé lộ xác ướp 8.000 năm cổ xưa nhất thế giới

Những bức ảnh chưa từng được công bố của nhà khảo cổ Bồ Đào Nha tiết lộ dấu vết ướp xác cổ xưa nhất thế giới.

Đăng ngày: 17/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News