Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
Theo Ban Quản lý vịnh Hạ Long, trong hang động không đơn thuần chỉ có đá và nước ngầm. Thạch nhũ trong hang còn lưu lại cả dấu tích của các loài động vật từng sống trong khu vực vì một lý do nào đó mắc kẹt lại trong hang.
Bộ xương của loài thú cổ được tìm thấy trong hang động.
Tại một hang động trên vịnh Hạ Long đã phát hiện một bộ xương hoá thạch thú như thế. Bộ xương của loài thú có vú có chiều dài đoán định khoảng hơn 1m gần như còn được giữ lại nguyên vẹn các xương bả, xương ống chi, xương sườn và xương đốt sống.
Nằm giữa phòng hang tương đối kín, với chế độ thuỷ văn dồi dào, qua thời gian từng lớp từng lớp canxit bao bọc và bảo quản bộ xương đến ngày nay. Các chuyên gia dự đoán bộ xương có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
Đây cũng là bộ xương thú hoá thạch trong hang động duy nhất trên vịnh Hạ Long được tìm thấy đến thời điểm hiện tại. Hoá thạch độc đáo này chính là minh chứng rất quan trọng đối với các nhà cổ sinh trong quá trình nghiên cứu cổ môi trường và cổ sinh vật của khu vực.
Các nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch xương cổ.
Được biết, hang động vịnh Hạ Long được biết đến với tính thẩm mỹ cao và sự đa dạng về nguồn gốc hình thành. Chúng có tuổi từ 500.000-5.000 năm với các thành tạo măng nhũ đá tuyệt vời, được tạo nên từ quá trình gọt dũa và bồi đắp của nước ngầm trong lòng đá vôi.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
