Phát hiện hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1 tốt hơn Tamiflu

Viện Khoa học & Công nghệ Tính toán TP.HCM vừa công bố phát hiện 6 hợp chất mới kháng virus cúm A/H1N1 tốt hơn Tamiflu.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí PLoS Currents: Influenza (tạp chí khoa học mở dành riêng cho các nghiên cứu mới nhất về cúm A/H1N1) vào cuối tháng 8/2009.

(Ảnh minh họa: Howstuffworks)

Theo đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra 6 hợp chất dự đoán công hiệu hơn Tamiflu (tên khoa học Oseltamivir) trong việc điều trị bệnh cúm A/H1N1 thông qua việc mô phỏng, tính toán tương tác giữa virus cúm và các hợp chất hóa dược lấy từ cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Hoa Kì.

Các nhà khoa học dự đoán, trong tương lai Tamiflu sẽ mất tác dụng do sự thay đổi trong cấu trúc protein của virus cúm. Vì vậy, việc tìm ra các hợp chất mới có khả năng bào chế thuốc trị bệnh cúm thay thế Tamiflu có ý nghĩa lớn trong việc đề phòng các đại dịch cúm mới bùng phát trong tương lai.

Ngay khi nghiên cứu trên được công bố, công trình đã nhận được nhiều quan tâm của các chuyên gia, cố vấn, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Ông Krishan Maggon- chuyên gia nghiên cứu và phát triển các loại dược phẩm tại Mĩ và Thụy Sĩ, cho biết, hoạt tính của hợp chất Peramivir trong nghiên cứu tính toán này phù hợp với kết quả thực nghiệm đã được tiến hành ở các công ty dược phẩm tại Hoa Kỳ.

Cúm A/H1N1 được khởi phát ban đầu từ Mexico vào tháng 3/2009, sau đó lan sang Mỹ, châu Âu, châu Úc, Á…và hiện nay dịch cúm A/H1N1 đã có mặt ở khắp các châu lục trên thế giới. Đặc biệt, ngày 11/6/09 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giói đã nâng mức cảnh báo lên mức độ 6. Đây là mức cao nhất nghĩa là dịch đã có mặt trên khắp thế giới (nhưng không có nghĩa là bệnh tăng mức độ nguy hiểm).

Tuy nhiên, ông Krishan Maggon cũng đề xuất cần kiểm tra độc tính của 6 hợp chất này trước khi chế biến thành thuốc. Nhiều người quan tâm cho rằng công trình này cần được phổ biến rộng rãi hơn ở quy mô toàn cầu và cả Việt Nam.

Thứ nhất, các kết quả nói trên hiện chỉ ở mức độ thuần lý thuyết, cần được kiểm chứng thực nghiệm và nếu được, đưa vào sản xuất thuốc điều trị.

Thứ hai, vì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của cúm A/H1N1, nên cần tiếp tục phát triển các nghiên cứu quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

"Tuy nhiên, để đến được tay người sử dụng còn phải qua rất nhiều công đoạn mang tính thực nghiệm. Trong khi đó, khả năng của Viện chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ra 6 hợp chất này"- GS.TS.Trương Nguyện Thành- Viện trưởng ICST cho biết.

Hai sinh viên Nguyễn Tiến Hùng và Lê Thị Lý là những người tực tiếp thực hiện nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của GS.TS.Trương Nguyện Thành- Viện trưởng ICST.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News